Thi đánh giá năng lực là gì, nên làm gì trước hàng ngàn “lò” luyện thi năng lực

Kỳ cuối: Lịch trình thi đánh giá năng lực và kinh nghiệm nộp hồ sơ xét tuyển Đại học thí sinh cần lưu ý

Kỳ thi đánh giá năng lực cũng là một trong những xu hướng ra đề thi hiện nay. Tuy nhiên, những trường xét tuyển theo phương thức này cần đảm bảo đủ cơ sở, năng lực tổ chức, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” bởi không phải trường nào cũng đủ khả năng xây dựng ngân hàng đề và tổ chức kỳ thi riêng.
Kỳ cuối: Lịch trình thi đánh giá năng lực và kinh nghiệm nộp hồ sơ xét tuyển Đại học thí sinh cần lưu ý
Kỳ thi đánh giá năng lực cũng là một trong những xu hướng ra đề thi hiện nay. Tuy nhiên, những trường xét tuyển theo phương thức này cần đảm bảo đủ cơ sở, năng lực tổ chức, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” bởi không phải trường nào cũng đủ khả năng xây dựng ngân hàng đề và tổ chức kỳ thi riêng. Ảnh: Khánh Huy

Rất nhiều đợt thi được tổ chức

Từ tháng 3 đến tháng 7-2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức khoảng 11 đợt thi đánh giá năng lực tại các tỉnh thành gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nghệ An, TP.HCM.

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi với thời gian làm bài 195 phút. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm: Tư duy định lượng (50 câu hỏi làm trong 75 phút), Tư duy định tính (50 câu làm trong 60 phút) và Khoa học (50 câu hỏi làm trong 60 phút). Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm ngay trên máy tính. Các em được nhận giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.

Cũng trong tháng 3, ĐH Quốc gia TP HCM sẽ tổ chức đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên. Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM được tổ chức thành 2 đợt.

Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27-3, tại 17 tỉnh, thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 22-5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, An Giang. Mỗi đợt thi đánh giá năng lực có đợt đăng ký xét tuyển khác nhau. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng để xét tuyển.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM gồm 120 câu hỏi trong thời gian làm bài 150 phút với 3 phần: Phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh; Phần Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm nay chỉ tổ chức một đợt thi đánh giá tư duy duy nhất. Nhà trường dự kiến tổ chức bài thi ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại 4 địa điểm gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ. Bài thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có thời gian làm bài 270 phút, nội dung gồm các phần Toán (trắc nghiệm, tự luận) với thời lượng 90 phút; Đọc hiểu (trắc nghiệm) với thời lượng 30 phút; Tự chọn 1 Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) với thời lượng 90 phút; Tự chọn 2 Tiếng Anh với thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức từ ngày 1-3 đến 1-4. Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại 60 phút. Thời gian thi dự kiến vào ngày 7-5, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả sẽ được trường công bố trước ngày 25-5.

Trường ĐH Sư phạm TP HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lấy kết quả xét tuyển một phần chỉ tiêu năm 2022. Thời gian thi dự kiến 2 đợt vào tháng 4 và 6 nhưng diễn ra ở nhiều địa phương nhằm tạo điều kiện cho thí sinh tham dự kỳ thi. Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt có 6 bài thi, cụ thể gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào 8 trường, học viện trong khối ngành công an bên cạnh các phương thức xét tuyển khác. Kỳ thi dự kiến được tổ chức ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực khối ngành công an có 2 phần gồm phần trắc nghiệm và phần tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm: Kiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức xã hội, ngoại ngữ phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường công an; tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT để tăng khả năng phân loại thí sinh; phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh phù hợp với lĩnh vực công tác công an. Ở phần tự luận, thí sinh sẽ được lựa chọn một trong hai nội dung là Văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán. Tổng thời gian làm bài thi đánh giá năng lực vào các trường công an là 180 phút, trong đó phần trắc nghiệm chiếm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

Lời khuyên của thầy cô

Theo các thầy cô giáo của Hệ thống giáo dục HOCMAI, kỳ thi đánh giá năng lực cũng là một trong những xu hướng ra đề thi hiện nay. Tuy nhiên, những trường xét tuyển theo phương thức này cần đảm bảo đủ cơ sở, năng lực tổ chức, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” bởi không phải trường nào cũng đủ khả năng xây dựng ngân hàng đề và tổ chức kỳ thi riêng. Nếu mỗi trường có một kỳ thi đánh giá năng lực riêng, học sinh muốn thi 3 trường sẽ phải tham gia 3 đợt thi rất mất thời gian, công sức và tiền bạc. Chưa kể các em vẫn phải hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT vì đó là điều bắt buộc. Để thuận tiện nhất cho thí sinh, những trường “top giữa và dưới” vẫn có thể dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đầu vào. Một số ngành yêu cầu người học có năng khiếu thì sẽ mở kỳ thi phụ giống như kỳ thi năng khiếu của một số trường đã tổ chức nhiều năm nay.

Kỳ cuối: Lịch trình thi đánh giá năng lực và kinh nghiệm nộp hồ sơ xét tuyển Đại học thí sinh cần lưu ý
Mỗi trường đều có những phương thức tuyển sinh khác nhau và chỉ tiêu cho mỗi phương thức nhìn chung đều rất ít, chỉ chiếm khoảng 10-20% nên dù tuyển sinh theo cách nào thì các trường vẫn xét kết quả của thí sinh từ cao xuống thấp. Vì thế, học sinh nên tập trung dồn sức vào một vài phương thức bản thân có thế mạnh

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, tính phân hóa của đề thi không cao. Chính vì vậy, việc tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi này sẽ không còn phù hợp và các trường ĐH “top đầu” phải tổ chức thêm kỳ thi riêng để kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào theo tiêu chuẩn nhà trường đề ra. Trước đây, thí sinh phải đặt cược hết vào kỳ thi tốt nghiệp THPT thì hiện nay các em có nhiều con đường hơn để vào ĐH. Mỗi bạn sẽ tìm được điểm mạnh, phương thức tuyển sinh phù hợp để sử dụng nó trong quá trình xét tuyển.

Phần lớn học sinh và phụ huynh đang hiểu sai về việc có nhiều cơ hội là như thế nào. Nhiều em ôn thi dàn trải. Ngoài thi tốt nghiệp THPT là bắt buộc, một số bạn chọn học thêm chứng chỉ IELTS, có bạn còn tham vọng vừa đăng ký thi đánh giá năng lực, vừa tham gia kỳ thi đánh giá tư duy... Các em học sinh THPT mấy năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, học sinh nhiều tỉnh, thành học trực tuyến trong thời gian dài. Bây giờ các em còn phải phân bổ thời gian hạn hẹp để ôn luyện nhiều kỳ thi thì áp lực đối với việc học là rất lớn. Mặt khác, khi các em ôm đồm nhiều như vậy sẽ “lợi bất cập hại”, kết quả đạt được không thể như kỳ vọng.

Mỗi trường đều có những phương thức tuyển sinh khác nhau và chỉ tiêu cho mỗi phương thức nhìn chung đều rất ít, chỉ chiếm khoảng 10-20% nên dù tuyển sinh theo cách nào thì các trường vẫn xét kết quả của thí sinh từ cao xuống thấp. Vì thế, học sinh nên tập trung dồn sức vào một vài phương thức bản thân có thế mạnh. Ví dụ, đối với bạn đạt giải thưởng học sinh giỏi, điểm tổng kết trên học bạ cao, nên xét tuyển bằng học bạ. Những bạn có thế mạnh tiếng Anh, sẵn kết quả thi IELTS ở mức tốt, khoảng 6.5 trở lên thì có thể xét vào ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ. Không nên đặt tham vọng ôn và thi cùng lúc nhiều kỳ thi. Trước hết, cần tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp và nếu có điều kiện, hãy ôn thêm một trong những phương thức xét tuyển còn lại. Thực chất các kỳ thi có tên gọi khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích chung là đánh giá năng lực của học sinh, dựa trên nền tảng kiến thức trung học phổ thông.

Kỳ 1: Thi đánh giá năng lực là gì, có nên dự thi hay không? Kỳ 1: Thi đánh giá năng lực là gì, có nên dự thi hay không?
Kỳ 2: Có nên tham dự các lò luyện thi cấp tốc đánh giá năng lực Kỳ 2: Có nên tham dự các lò luyện thi cấp tốc đánh giá năng lực

Thái Phương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.