Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để phát triển Thủ đô

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội cho rằng, ông tâm đắc nhất là chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô, đây là một Chương mới và chúng ta muốn xây dựng các chính sách đặc thù, vượt trội, đột phá thì Luật Thủ đô phải xây dựng, tổ chức chính quyền của TP Hà Nội khác với chính quyền ở tỉnh, TP khác.
Ông Nguyễn Hồng Tuyến phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh: Công Phương
Ông Nguyễn Hồng Tuyến phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh: Công Phương

Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong Luật Thủ đô 2012

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội cho biết, mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đó là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến cho biết thêm, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, đó là Luật Thủ đô năm 2012 chưa quy định về áp dụng pháp luật Thủ đô, cho nên đã hạn chế hiệu lực của Thủ đô trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy mà Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành Điều 4 quy định về áp dụng pháp luật Thủ đô. Điều 4 quy định hai khoản: khoản 1 là trong trường hợp mà luật có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và Luật, Nghị quyết của Quốc hội thì sẽ áp dụng Luật Thủ đô để thực hiện. Khoản 2, quy định trong trường hợp mà các văn bản quy phạm pháp luật khác có các quy định liên quan đến chính sách ưu tiên hoặc thuận lợi hơn quy định của Luật Thủ đô thì cho phép các đối tượng được ưu tiên lựa chọn cái ưu tiên nhất cho mình để thực hiện.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng, với quy định tại Điều 4 này thì sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành thì chúng ta có thể áp dụng pháp luật một cách rất toàn diện mà không chịu sự vướng mắc từ văn bản pháp luật khác. Việc này là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xử lý những xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô.

Luật Thủ đô tạo cơ hội, lợi thế để Hà Nội phát triển

Chia sẻ về việc Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ chính là một cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới, Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng, giải pháp quan trọng nhất để thể chế hóa 9 nhóm chính sách vào Luật Thủ đô (sửa đổi), đó là phải tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh cho TP Hà Nội. Kỳ họp vừa qua của Quốc hội khóa 15, khi thảo luận tổ về Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội cũng xác định rất rõ là luật này có thể gọi là Luật phân cấp, phân quyền. Cho nên giải pháp quan trọng nhất đó là phân cấp, phân quyền mạnh cho TP Hà Nội. Hay nói cách khác là phải trao cho Hà Nội rất nhiều các cơ chế đặc thù để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đạt mục tiêu như trong Nghị quyết 15 đã nêu là trở thành TP văn hiến, văn minh, hiện đại.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến tâm đắc nhất là chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô, đây là một Chương mới, chúng ta muốn xây dựng các chính sách đặc thù, vượt trội, đột phá thì chính sách đầu tiên để đưa vào Luật Thủ đô đó là phải xây dựng, tổ chức chính quyền của TP Hà Nội phải khác với các quy định liên quan đến tổ chức chính quyền của các TP, của các tỉnh khác.

Theo Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, ông rất kỳ vọng vào việc xây dựng và ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi), ông tin rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai thực hiện tất cả các nhiệm vụ phát triển Thủ đô đã được quy định trong luật. Đặc biệt, sẽ đảm bảo được mục đích trong quá trình xây dựng Thủ đô. Đó là trao cho Hà Nội cơ chế đặc thù, đột phá cụ thể và khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện luật năm 2012. Từ đó xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục rồi hướng tới là Thủ đô thông minh, đặc biệt là xanh, sạch, đẹp, có sự lan tỏa trong toàn vùng.

"Tôi mong muốn Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định cho Thủ đô thêm nhiều chính sách đặc thù để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 trong một số lĩnh vực như: quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch không gian, không gian ngầm, những vấn đề liên qua

n đến chính sách an sinh, chính sách quản lý xã hội, chính sách quản lý đất đai và một loạt các chính sách khác trong luật... Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã có những quy định rồi nhưng mà tôi thấy vẫn còn thiếu", luật gia Nguyễn Hồng Tuyến chia sẻ.

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô
Đề xuất cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Công Phương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.