Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế

Phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu ý kiến của ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội...
Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Hồng Thái

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự đồng tình rất cao, kỳ họp tới là kỳ họp thứ 6 sẽ thảo luận Luật Thủ đô (sửa đổi) với một bộ tài liệu chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, chu đáo.

Ông Trần Thanh Mẫn nêu, sửa luật lần này với mong muốn làm sao Hà Nội phải có cơ chế đặc thù, có thể vượt trội hơn những địa phương khác, để Hà Nội bứt phá đi lên. Luật Thủ đô năm 2012 vẫn thực hiện có hiệu quả nhưng muốn hơn luật của năm 2012 để làm sao đảm bảo được các chủ trương, nghị quyết của Đảng đã ban hành đưa vào đây, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đồng tình với quan điểm trong tờ trình,

Tuy nhiên, về mục tiêu, Nghị quyết 15-NQ/TW có xác định, Thủ đô Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh với các khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển khu vực. Do đó, cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế để trong thực hiện mục tiêu. Đơn cử, cán bộ của Hà Nội sắp tới phải được đào tạo, chuẩn hóa như thế nào để ngang tầm với các thành phố ở trên thế giới;

Thứ hai là đầu tư cơ sở hạ tầng như thế nào để Hà Nội ngang tầm với các thành phố trên thế giới.

Thứ ba là Hà Nội quyết định những phân cấp, phân quyền như thế nào, Trung ương phân cấp cho Hà Nội, Hà Nội phân cấp xuống cho các sở, ngành, các quận, huyện.

Quy định về cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô là phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, Hiến pháp của năm 2013.

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu quản trị Thủ đô, đô thị loại đặc biệt. Quốc hội đã áp dụng cho TP Hồ Chí Minh vừa qua là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đối với sửa luật lần này của Thủ đô Hà Nội, cần gấp nhiều lần so với quyết định của TP Hồ Chí Minh để Hà Nội phát triển.

Thứ hai là cơ chế, chính sách đặc thù phải đồng bộ, toàn diện, khắc phục ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập đang cản trở sự phát triển của Thủ đô, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

“Tôi quan tâm giáo dục mầm non, đào tạo phổ thông trung học công lập, giao thông đô thị, cảnh quan, môi trường đô thị. Người ta nói những thành phố trên thế giới đáng đi du lịch, trong đó có Hà Nội. Nếu cảnh quan, môi trường đô thị sáng - xanh - sạch đẹp cộng với những danh lam thắng cảnh thì Hà Nội xứng tầm là một nơi để các nước trên thế giới đến ở, đến tham quan, du lịch” - ông Trần Thanh Mẫn nêu.

Thứ ba, phải tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cho phù hợp. Ở đây phân cấp, phân quyền đủ mạnh, song cần rõ cơ chế, rõ trách nhiệm, rõ cơ chế kiểm soát quyền lực.

Phân cấp thì phải chịu trách nhiệm; hay phân quyền thì chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao; giữa trung ương, thành phố; giữa các cấp chính quyền thành phố để có sự chủ động tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, phát triển Thủ đô.

Chúng ta nói, Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước. Do vậy, cần tham khảo áp dụng thí điểm cho 10 địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội. Lần này phải làm sao đưa vào để Hà Nội có thể phát triển vượt trội, đảm bảo để Luật Thủ đô lần này sửa đổi cho thấy những cơ chế, chính sách được mở ra, phân cấp, phân quyền cho Hà Nội.

Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô

Nhật Nam

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.