Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2023 tăng 5,9%

Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3/2023 ước tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,1% và tăng 2,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,7% và tăng 5,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 7% và tăng 10,4%; ngành khai khoáng (chiếm tỷ trọng nhỏ) giảm 25,8% và giảm 33,5%.
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, ước tính quý I/2023, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 3% so với quý I/2022
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, ước tính quý I/2023, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 3% so với quý I/2022.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, ước tính quý I/2023, chỉ số IIP tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 0,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 7,5%; ngành khai khoáng giảm 17,1%.

Trong quý I năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn có chỉ số IIP đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như sản xuất đồ uống tăng 28,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 26%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 13,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 12,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 5,1%.

Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ như: In, sao chụp bản ghi các loại giảm 23%; sản xuất kim loại giảm 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 9,8%; sản xuất trang phục giảm 7,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 6,8%; dệt giảm 6,1%.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung quý I/2023 chỉ số tiêu thụ sản phẩm giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ giảm do sức mua yếu, thị trường đầu ra 3 tháng đầu năm gặp khó khăn, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh như: Máy móc, thiết bị giảm 40,9%; trang phục giảm 32,2%; kim loại giảm 30,6%; dệt giảm 27%; phương tiện vận tải giảm 21%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 21,3%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,9%; sản phẩm từ kim loại tăng đúc sẵn tăng 9,4%; chế biến thực phẩm tăng 5%; thuốc lá tăng 3,1%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính thời điểm 31/3/2023 tăng 11,1% so với cuối tháng trước và tăng 15,1% so với cuối quý I/2022, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so với cùng kỳ: Sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 57%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 40,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 25,8%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 20,2%; xe có động cơ tăng 10,7%; trang phục tăng 10,6%; sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 10,5%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 3/2023 giảm 0,2% so với cuối tháng trước và giảm 4,1% so với cùng thời điểm năm trước. Ước tính quý I/2023, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 3% so với quý I/2022, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6,2%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 0,8%; khu vực Nhà nước tăng 1%.

Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 3,1% (trong đó sản xuất máy móc, thiết bị giảm 14,3%; sản xuất xe có động cơ giảm 11,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 10,2%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 8,6%; sản xuất kim loại giảm 7,9%); ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,2%; ngành khai khoáng giảm 7,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,1%.

Hà Nội: Cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Hà Nội: Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số IIP 2 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ
2 tháng đầu năm chỉ số xuất siêu đạt 2,82 tỷ USD

Tuyết Nhi

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.