Tập trung nhiều dịch vụ cho nhóm khách du lịch hạng sang

Thời gian gần đây nhóm du khách hạng sang thường chi 200-300 USD/ngày (4-7 triệu/ngày, thậm chí những thị trường trọng điểm, khách có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu khoảng 1.100-2.000 USD/chuyến đi. Để hút nhóm khách hạng sang du lịch, Việt Nam cần triển khai loạt sản phẩm mới ra đời, đặc biệt là du lịch thể thao, nhất là bộ môn golf. Du lịch thể thao thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông.
Tập trung nhiều dịch vụ cho nhóm khách du lịch hạng sang

Tập trung nhiều dịch vụ cho nhóm khách du lịch hạng sang

Đề xuất miễn hoặc giảm thuế với khách du lịch chơi golf

Một nguyên nhân rất lớn khiến khách quốc tế đến Việt Nam "mang tiền đến lại đem tiền về", do Việt Nam đang bỏ lỡ 2 loại hình là xu hướng mới về du lịch gồm du lịch sức khỏe và du lịch mua sắm.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, tổng mức chi tiêu của du khách tại Việt Nam chỉ bằng 40% so với Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Singapore, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tất cả các nước có ngành du lịch phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu... đều sử dụng mô hình factory outlet (trung tâm thương mại bán hàng giảm giá qua mùa) để thu hút du khách, tăng chi tiêu và doanh thu du lịch.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 ngày 15/3, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho biết, đơn vị đang vận hành nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, do các tập đoàn quốc tế top đầu của thế giới quản lý. Chúng tôi có thế mạnh kết hợp du lịch khách sạn với golf. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều khách du lịch đến Việt Nam để chơi golf như hiện nay và chúng ta đã được thế giới công nhận là điểm du lịch chơi golf tốt nhất. Năm 2022 tập đoàn có 300.000 vòng chơi, kỳ vọng năm 2023 tăng lên 380.000.

Đây là một trong số biện pháp thu hút khách hạng sang, từ đó "biến" Việt Nam thành thị trường khách du lịch cao cấp.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình kiến nghị miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt của những người chơi golf là khách du lịch. Năm 2019, riêng Hàn Quốc có 5 triệu khách đến Việt Nam, trong đó hơn một triệu khách du lịch đến đánh golf. Chúng tôi nghĩ rằng, với lượng khách ấy thì chi phí để trả cho Việt Nam cũng đến 2 - 3 tỉ USD.

Liên kết chuỗi giá trị, từ giao thông đến lưu trú, dịch vụ.

"Liên kết chuỗi giá trị là "chìa khóa" giúp ngành du lịch một số nước thành công như: Thái Lan phát triển mạnh và các thành phần trong chuỗi giá trị, từ giao thông đến lưu trú, dịch vụ... đều hưởng lợi. Chúng ta cần phát động một chiến dịch liên kết cùng thúc đẩy du lịch như chiến dịch "SMILE" mà Thái Lan đã làm, trong đó, nhà nước đóng vai trò điều phối, liên kết các hãng hàng không, lữ hành tới điểm đến, lưu trú, nhà hàng và dịch vụ.

Các hãng hàng không sẽ "bắt tay" với lữ hành để giảm giá vé, đưa khách tới các trung tâm mua sắm miễn thuế và nhận về bù trừ hoa hồng. Đây là nguồn lực rất lớn cho các hãng lữ hành nhanh chóng vực dậy. Khách quốc tế sẽ đổ về Việt Nam, các hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng cũng sẽ lập tức hồi phục

"Hiệp hội đề xuất các cơ quan, ban ngành khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới thành lập doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam và thực hiện các dịch vụ du lịch. Du lịch Việt Nam muốn đón những đoàn khách chi trả cao, chắc chắn phải có doanh nghiệp lớn trên thế giới tham gia vào thị trường", ông Vũ Thế Bình nêu.

Ông Bình nhấn mạnh vai trò của các Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đặc biệt là hoạt động ở nước ngoài, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. "Doanh nghiệp không thể bỏ tiền ra tổ chức sự kiện của nhà nước ở nước ngoài", ông Bình nói.

Năm 2022, về khách sạn, Tập đoàn BRG đón 652.000 lượt khách. Họ đặt ra kế hoạch 1 triệu lượt khách hạng sang trong năm 2023.

"Chúng ta cần tăng cường quảng bá du lịch và tiếp thị hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Trong đó, Chính phủ cần tăng ngân sách cho công tác này. Bên cạnh đó, chúng ta nên ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng bản sắc văn hóa du lịch cho từng vùng, từng miền", bà Nga nói.

Nhấn mạnh vai trò của khách quốc tế đối với du lịch Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cho biết, năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam là 18 triệu, bằng 21% khách nội địa nhưng doanh thu của nhóm này chiếm gần 2/3 do họ có thời gian lưu trú dài, từ 8-12 ngày, thậm chí là những thị trường trọng điểm, họ có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu từ 1.100 – 2.000 USD cho 1 chuyến đi.

Trong khi đó, tại thị trường nội địa, khách chủ yếu đi vào cuối tuần, với thời gian lưu trú từ 1 đến 2 ngày, mức chi tiêu cũng không bằng.

Ngành du lịch, dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh khi Trung Quốc mở cửa du lịch đợt 2
Hà Nội: Đánh giá dự án thí điểm du lịch sinh thái Nông - Dược thuần Việt tại Phú Xuyên
Nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch chuyên nghiệp và chất lượng hơn

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.