Việt Nam “bứt tốc” trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Việt Nam đang ngày càng cho thấy sự chuyển đổi và thích ứng nhanh của mình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Việt Nam “bứt tốc” trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Một thống kê mới đây của trang Forbes (Mỹ) cho thấy Việt Nam đang thăng hạng rất nhanh trong lĩnh vực AI. Cụ thể, Việt Nam hiện có hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin - truyền thông mang thương hiệu Việt.

Ước tính, Việt Nam có hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hơn 80.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin - truyền thông.

Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 6 trong ASEAN và thứ 62 trên thế giới trong “Chỉ số sẵn sàng AI” của Chính phủ năm 2021, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế. Báo cáo đánh giá sự sẵn sàng AI của chính phủ từ 181 quốc gia trong việc khai thác ứng dụng của AI để vận hành và cung cấp các dịch vụ của mình.

Việt Nam đã đạt 51,82/100 điểm, vượt mức trung bình toàn cầu là 47,72 điểm, giúp Việt Nam tăng 14 bậc so với năm 2022.

Chỉ số này được sử dụng như một công cụ để so sánh mức độ sẵn sàng của Chính phủ một quốc gia trong việc tiếp nhận và phát triển trí thông minh nhân tạo so với các quốc gia khác trên phạm vi khu vực và trên toàn cầu.

“Chỉ số sẵn sàng AI” của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được đánh giá thông qua 3 tiêu chí: Chính phủ, công nghệ và hạ tầng dữ liệu. Với 10 khía cạnh thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, tính sẵn sàng của dữ liệu, tính đại diện của dữ liệu, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới, quy mô, khả năng thích ứng, năng lực kỹ thuật số, quản trị và đạo đức, tầm nhìn.

Hiện tại, chính phủ đang rất chú trọng vào đầu tư AI và các công nghệ kỹ thuật số khác như học máy, chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, đặt nền móng chiến lược vững chắc để Việt Nam trở thành quốc gia đổi mới AI trong những năm tới.

Trình độ công nghệ khu vực Đông Á đang ngày càng phát triển. Thống kê cho thấy, trong khu vực có 9 quốc gia có công ty kỳ lân (công ty trị giá hơn 1 tỷ USD) trong năm 2022, so với chỉ có 6 quốc gia trong báo cáo xếp hạng năm 2021. Philippines, Việt Nam và Malaysia đều có thêm những công ty đáp ứng điều kiện trên.

Đây được coi là khu vực rất thích hợp cho sự phát triển của các ngành công nghệ với dân số trẻ, có kỹ năng kỹ thuật số cao và có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số.

Việt Nam thăng hạng ở chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo trong năm 2022 Việt Nam thăng hạng ở chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo trong năm 2022
Apple “hút máu” người dùng với sản phẩm mới cho iPhone Apple “hút máu” người dùng với sản phẩm mới cho iPhone

Linh San

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.