Tư pháp Thủ đô bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2022 công tác tư pháp của TP được UV BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đánh giá cao, Sở Tư pháp đã chủ động, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương, phối hợp chặt chẽ với từng bộ, ngành của Trung ương để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra.
Năm 2023 tư pháp Thủ đô bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2023 tư pháp Thủ đô bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chủ đề công tác năm

Năm 2023, UBND TP Hà Nội đã đề ra các giải pháp chủ yếu, đồng thời có một số kiến nghị để triển khai công tác tư pháp đạt kết quả tốt hơn nữa. Theo đó, TP tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Thành ủy. Trong đó, chú trọng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023, chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của TP, qua đó góp phần phát triển KT-XH;

Chỉ đạo thực hiện nghiêm 2 bộ Quy tắc ứng xử, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; quyết liệt thực hiện các kế hoạch công tác; kịp thời chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc, xử lý những vấn đề phát sinh từ cơ sở; chỉ đạo trong việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã trong công tác tư pháp, pháp chế của TP.

Chú trọng thực hiện tốt công tác giải quyết TTHC, phục vụ công dân, triển khai hiệu quả công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, qua đó giúp người dân tin tưởng, đồng thuận với các hoạt động, công tác quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước.

Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; bố trí đội ngũ công chức, viên chức hợp lý, phù hợp vị trí việc làm để phát huy tốt năng lực công tác của từng cá nhân; xây dựng cơ chế huy động và tận dụng mọi nguồn lực ngoài ngành để tham gia vào công tác tư pháp.

Cùng với đó, đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy trình công việc, chuẩn hóa, đơn giản hóa các TTHC; xây dựng, nâng cao tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến toàn phần; xây dựng CSDL trong các lĩnh vực công tác của ngành.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc; thực hiện nghiêm công tác đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng tháng; tiếp tục cắt giảm và kết hợp một cách hợp lý số lượng các cuộc họp, hội nghị; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra…

Một số kiến nghị trong các lĩnh vực công tác

Bên cạnh việc đề ra những giải pháp, Sở Tư pháp TP còn có một số kiến nghị, trong đó kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 35 Luật PBGDPL theo hướng mở rộng đối tượng là báo cáo viên là đội ngũ luật gia, luật sư, người công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật theo chuyên ngành đã nghỉ hưu và quy định việc đào tạo, cấp chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền thống nhất trên phạm vi toàn quốc đối với đội ngũ này nhằm phát huy đội ngũ này thực sự trong thực tiễn…

Kiến nghị sửa đổi quy định mức chi, nội dung chi trong công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở. Hướng dẫn rõ nội dung tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới.

Trong lĩnh vực hành chính tư pháp, kiến nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch. Mong muốn Bộ Tư pháp điều chỉnh lại về thời gian trả hồ sơ Trích lục Hộ tịch, vì hiện nay việc tra cứu đang thực hiện thủ công, dữ liệu trong tờ khai không thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu. Đồng thời, cho phép cơ quan đăng ký hộ tịch được thực hiện in Sổ hộ tịch trên phần mềm hộ tịch.

Việc uỷ quyền ký chứng thực: Đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện chính thức từ quy định trong Nghị định (thực hiện thí điểm) thành quy định trong Luật (Luật Thủ đô, Nghị quyết của Quốc Hội) để tạo cơ sở pháp lý quan trọng, ổn định, lâu dài cho việc ủy quyền ký chứng thực.

Cho phép mở rộng phạm vi được ủy quyền ký chứng thực đến UBND các xã, thị trấn để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ việc ủy quyền ký chứng thực, giúp lãnh đạo UBND các xã, thị trấn có thêm thời gian giải quyết các công việc khác của địa phương, trong bối cảnh tiêu chuẩn, trình độ, kinh nghiệm của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường và công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn tương đương.

Công tác thanh tra, Sở Tư pháp đề nghị Bộ Nội vụ, UBND TP bổ sung biên chế làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, giải quyết đơn thư. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp sớm nghiên cứu sửa đổi các văn bản liên quan đã được nêu tại mục khó khăn, vướng mắc.

Lĩnh vực LLTP: Đề nghị Chính phủ sớm triển khai sửa đổi, bổ sung Luật LLTP và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP theo hướng quy định đương nhiên xóa án tích là một thủ tục hành chính, cần tách biệt với thủ tục cấp phiếu LLTP, theo đó thời hạn đương nhiên xóa án tích cần quy định phù hợp với tình hình giải quyết thực tế tại các Sở Tư pháp.

Đề xuất Bộ Tư pháp kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan quan tâm chỉ đạo hệ thống cơ quan ngành dọc của mình tại địa phương triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật LLTP và các văn bản có liên quan để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy CCHC, cải cách tư pháp.

Bám sát các sự kiện chính trị, pháp lý của Thủ đô
Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai có hiệu quả Luật PBGDPL

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.