Huyện Đan Phượng: 100% TTHC lĩnh vực hộ tịch được thực hiện trực tuyến

Thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND TP, Sở Tư pháp, những năm qua Phòng Tư pháp huyện Đan Phượng đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết quả tích cực.
Người dân thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì
Người dân thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa.

Phục vụ tốt nhất yêu cầu của công dân

Theo lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, năm 2022, 100% TTHC lĩnh vực hộ tịch cấp huyện, cấp xã đều được thực hiện trực tuyến qua Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC TP Hà Nội và giải quyết trên môi trường điện tử.

UBND huyện đã thực hiện: Đăng ký kết hôn, ghi chú ly hôn có yếu tố nước ngoài: 10 trường hợp; Khai sinh có yếu tố nước ngoài: 02 trường hợp (cấp số định danh cá nhân 2 trường hợp); Cải chính hộ tịch trong nước: 357 trường hợp; Cấp bản sao hộ tịch: 405 bản.

Thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết TTHC: Kết hợp giải quyết 2 thủ tục: Cải chính hộ tịch - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao): giảm thời gian, công sức đi lại cho người dân; UBND xã, thị trấn thực hiện: Đăng ký khai sinh 2.496 trường hợp; Đăng ký khai tử: 933 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 967 đôi; xác nhận tình trạng hôn nhân: 2.928 trường hợp.

Hướng dẫn, hỗ trợ công dân đăng ký, đăng nhập tài khoản trên Cổng DVC quốc gia. Thực hiện 3 quy trình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên Cổng DVC quốc gia chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổng số thực hiện giải quyết TTHC trên Cổng DVC quốc gia: 518 trường hợp khai sinh; 269 trường hợp khai tử; 313 trường hợp kết hôn (thực hiện từ 15/8); Thực hiện liên thông 02 nhóm TTHC: Nhóm khai sinh phát sinh 138 hồ sơ; Nhóm khai tử phát sinh 02 hồ sơ.

Nhìn chung, các việc về hộ tịch được giải quyết thường xuyên, liên tục đảm bảo phục vụ tốt nhất yêu cầu của công dân. Các hồ sơ đều được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn quy định, không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện.

Hiện nay Phòng Tư pháp huyện đang tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện việc số hóa Sổ hộ tịch theo sự chỉ đạo của TP đã chủ động rà soát, tổng hợp số lượng Sổ hộ tịch, các trường thông tin hộ tịch đã có trước đây hiện đang lưu trữ tại huyện, tại các xã, thị trấn cần số hóa.

Đã thực hiện đối chiếu Sổ hộ tịch cấp huyện và cấp xã, trường hợp Sổ hộ tịch UBND cấp xã đang lưu trữ mà cấp huyện không có thì chuyển lên UBND huyện để số hóa. Kết quả: Từ năm 1956 đến năm 2021: Khai sinh có 1.143 quyển = 148.902 trường hợp; Kết hôn có 646 quyển = 45.902 đôi; Khai tử có 472 quyển = 23.451 trường hợp.

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác Hộ tịch trên địa bàn

Phòng Tư pháp huyện cho biết, bên cạnh những thuận lợi, công tác hộ tịch trên địa bàn huyện còn gặp khó khăn, vướng mắc như trong việc triển khai đăng ký hộ tịch trên Cổng DVC quốc gia, thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông. Cổng DVC quốc gia nhiều khi bị quá tải; việc cấp số định danh cá nhân một số trường hợp còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đăng ký khai sinh;

Nhóm TTHC liên thông khai tử, tỷ lệ hồ sơ còn thấp, vì phần mềm có nhiều trường thông tin cần kê khai, trong khi hầu hết việc khai tử không phải là người nhà, người thân thích để biết được nhu cầu xóa thường trú, cũng như biết được người chết có được hưởng mai táng phí không. Người đi khai tử cũng đang trong tình trạng bối rối, việc đăng ký khai tử cần nhanh chóng để đảm bảo thời gian cho gia đình làm thủ tục hỏa táng nên người dân chọn luôn đăng ký khai tử không liên thông….

Ngân sách ở cấp xã hạn hẹp nên chưa đầu tư được một số trang, thiết bị phục vụ riêng cho công tác đăng ký hộ tịch, đăng ký hộ tịch trực tuyến; Cán bộ, công chức cấp xã chưa được truy cập thông tin dữ liệu dân cư cũng như chưa có máy quét mã CCCD gắn chíp nên còn gặp khó khăn trong trường hợp người dân đã bị thu Sổ hổ khẩu và chưa kích hoạt tài khoản định danh điện tử VneID…

Năm 2023, để công tác Hộ tịch trên địa bàn huyện tiếp tục phát huy hiệu quả, Phòng Tư pháp huyện tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ công dân đăng ký, đăng nhập tài khoản khi thực hiện TTHC nhằm tăng số hồ sơ đăng ký trên Cổng DVC quốc gia.

Thực hiện 3 quy trình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trên Cổng DVC quốc gia chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện thí điểm DVC trực tuyến liên thông đối với 02 nhóm TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí.

Thực hiện ký số TTHC lĩnh vực hộ tịch; thực hiện việc yêu cầu ký số Giấy khai sinh, Giấy chứng tử theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ và hướng dẫn quy trình thực hiện của Bộ Tư pháp; Thực hiện ký thừa ủy quyền đối với 16 TTHC theo quyết định 4610/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.

Phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tham mưu UBND huyện thực hiện số hóa sổ hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch đảm bảo theo quy định; Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học cho bộ phận công chức Tư pháp - hộ tịch, để khắc phục những bất cập trong công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch.

Quận Cầu Giấy thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC
Hà Nội thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ công trực tuyến
Hà Đông: 17/17 phường đã thực hiện ủy quyền ký chứng thực cho công chức Tư pháp - Hộ tịch

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.