Vướng mắc về thủ tục đầu tư, nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội sẽ được “gỡ”?

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, nhiều DN đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; hoặc không được cấp phép xây dựng hoặc phải chờ đợi rất lâu.
DN mong muốn được hỗ trợ về thủ tục, nguồn vốn để DN có thể triển khai thuận lợi các dự án nhà ở xã hội
DN mong muốn được hỗ trợ về thủ tục, nguồn vốn để DN có thể triển khai thuận lợi các dự án nhà ở xã hội

Tại họp báo Chính phủ tháng 12/2022, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội. Qua đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Giải pháp đầu tiên là sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó, Chính phủ đã sửa đổi một số điều tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100) cũng đã sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, làm rõ các quy định theo hướng dễ thực hiện.

Tại Nghị định 49, Chính phủ đã quy định các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Theo đó, một dự án đầu tư nhà ở xã hội gồm 3 bước. Bước một, chuẩn bị đầu tư gồm các thủ tục liên quan đến việc dành quỹ đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất; thủ tục trình tự đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, cũng như các bước liên quan đến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án; Bước hai, thực hiện các dự án đầu tư; Bước ba, liên quan đến kết thúc nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, liên quan đến nhà ở xã hội, có Nghị định 100 và 49 tháo gỡ cho các địa phương cũng như các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, cho cả người mua và các tổ chức tín dụng.

Vừa qua, Chính phủ có chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội, đưa ra những giải pháp then chốt để thực hiện đúng tiến độ xây dựng nhà ở xã hội. Trong xây dựng nhà ở xã hội, quỹ đất rất quan trọng. Có quỹ đất rồi, phải gắn với hạ tầng xã hội, nếu không sẽ rất khó bán. Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ sửa các Nghị định, khi quy hoạch khu nhà ở xã hội phải quy hoạch đồng bộ, có hạ tầng. Đi kèm với đó là vấn đề đền bù, lãi suất cho nhà đầu tư và người mua.

Về nguồn lực cho nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, có hai nguồn lực. Nguồn đầu tiên từ ngân sách Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân sách đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 3.163 tỷ đồng.

Nguồn thứ hai được xác định theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, có bảo lãnh của Chính phủ với 15 nghìn tỷ đồng.

Từ hai nguồn này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 9.994 tỷ đồng, cho 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội. Trong số dư nợ trên, có 3.717 tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi, với số lượng 9.527 khách hàng.

Cùng với đó là sử dụng nguồn của các ngân hàng thương mại cho vay, nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Phó Thống đốc cho biết, phần này các Bộ, ngành chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện chưa có tiền và chưa hoàn thiện cơ chế, nhưng các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, có nguồn ngân hàng thương mại cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những chủ trương nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 và năm 2023. Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định đây là đối tượng khuyến khích và đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay.

Để đạt được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 thì phải có đủ quỹ đất để xây nhà ở xã hội. Quỹ đất phải quy hoạch đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và Nhà nước nên đứng ra giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho DN. Khi đó, chỉ cần 1 năm thủ tục đầu tư, 2 năm xây dựng, còn hiện nay riêng giải phóng mặt bằng đã mất 2-5 năm. Ngoài ra, chi phí giải phóng mặt bằng cấu thành vào giá tính theo định mức nhà nước, nhưng trong thực tế, chủ đầu tư đang trả cho người dân theo thỏa thuận. Như vậy phần vượt định mức sẽ “lạm” vào phần lợi nhuận của chủ đầu tư.

DN mong muốn được hỗ trợ về thủ tục, nguồn vốn để DN có thể triển khai thuận lợi các dự án nhà ở xã hội, giải được con khát nhà ở cho người thu nhập thấp, hoàn thành được mục tiêu triển khai 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Một điểm nữa khiến DN băn khoăn khi Bộ Xây dựng cho rằng nguồn vốn ưu đãi theo chính sách thì Ngân hàng Trung ương chưa bố trí đầy đủ. Giai đoạn 2016 – 2020 mới bố trí khoảng 3.163/9.000 tỉ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đến nay vẫn chưa được bố trí.

Tại Nghị định 49, Chính phủ đã quy định các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Theo đó, một dự án đầu tư nhà ở xã hội gồm 3 bước. Bước một, chuẩn bị đầu tư gồm các thủ tục liên quan đến việc dành quỹ đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất; thủ tục trình tự đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, cũng như các bước liên quan đến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án; Bước hai, thực hiện các dự án đầu tư; Bước ba, liên quan đến kết thúc nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Quy định về nghĩa vụ nhà ở xã hội khi phát triển nhà ở thương mại cần thay đổi?
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Hà Nội kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị chậm tiến độ

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.