Ứng dụng CNTT trong PBGDPL giúp người dân tiếp cận pháp luật thuận tiện

Những năm qua, Hà Nội đã triển khai hiệu quả việc ứng dụng CNTT để tuyên truyền PBGDPL, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin pháp luật dễ dàng, thuận tiện hơn…
Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa của Sở Tư pháp TP Hà Nội
Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa của Sở Tư pháp TP Hà Nội

Triển khai hiệu quả việc ứng dụng CNTT để tuyên truyền pháp luật

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó GĐ Sở Tư pháp TP – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP, năm qua TP tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở cơ sở, Cổng/Trang thông tin điện tử của các đơn vị; đẩy mạnh phối hợp cơ quan truyền thông, báo chí của Trung ương tuyên truyền pháp luật. Trang thông tin điện tử PBGDPL của TP đẩy mạnh, tuyên truyền mang tính chất vừa sâu, vừa rộng. Trong năm 2022, Trang thông tin điện tử phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã đăng tải trên 4.000 tin, bài. Hiện có 15.000 người truy cập/01 ngày.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thiết bị điện tử theo mô hình “Cầu thang pháp luật” và màn hình Led tại các nhà cao tầng, khu đô thị tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 13/4/2022, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã có Công văn số 04/CV-HĐ về việc tiếp tục tuyên truyền pháp luật trên thiết bị điện tử theo mô hình “Cầu thang pháp luật” và màn hình Led (11 video) nhằm đẩy mạnh tuyên truyền trên thiết bị điện tử qua mô hình “Cầu thang pháp luật” đối với 11 video (infographic) về pháp luật giao thông, phòng, chống dịch COVID-19, phòng, chống tác hại rượu bia, ứng xử trên môi trường mạng.

Ngày 08/11/2022, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã ban hành Công văn số 07/CV-HD tuyên truyền pháp luật trên thiết bị điện tử theo mô hình “Cầu thang pháp luật” và màn hình Led với 17 video tuyên truyền. Đồng thời, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP cũng tham mưu UBND TP đẩy mạnh các cuộc thi tìm hiểu pháp luật qua ứng dụng công nghệ thông tin như cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp TP phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và phát hành 02 video để tuyên truyền, phổ biến lợi ích, cách thức thực hiện Dịch vụ công “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đến tổ chức, công dân trên địa bàn TP, trong đó 01 video: Tuyên truyền cho đối tượng tổ chức, công dân và 01 video về Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” trên Cổng dịch vụ công quốc gia tuyên truyền cho đối tượng cán bộ, công chức thực hiện chứng thực.

Để triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025 của ngành, đồng thời Sở Tư pháp đang phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng 03 video tuyên truyền đối với người dân về quy trình đăng ký hộ tịch (đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn).

Thực hiện tốt việc tự đánh giá chấm điểm công tác PBGDPL

Theo đó, thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL và Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 26/9/2019 UBND TP về triển khai thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP trên địa bàn TP, trong kỳ báo cáo năm 2021, hầu hết các sở, ban, ngành, đơn vị TP và tất cả các quận, huyện, thị xã đã thực hiện tốt việc tổ chức tự đánh giá chấm điểm đánh giá công tác PBGDPL theo các tiêu chí được quy định tại Kế hoạch 216/KH-UBND của TP.

Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP, có 19/34 sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP tổ chức tự đánh giá, chấm điểm đánh giá công tác PBGDPL. Trong đó, 18/19 sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP xếp loại Xuất sắc (đạt tỷ lệ 94,73%); 01/19 sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP xếp loại Tốt (đạt tỷ lệ 5,27%).

Đối với các UBND quận, huyện, thị xã, có 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức tự đánh giá, chấm điểm đánh giá công tác PBGDPL. Trong đó, 29/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Xuất sắc (đạt tỷ lệ 96,67%); 01/30 quận, huyện, thị xã xếp loại Tốt (đạt tỷ lệ 3,33%).

Việc triển khai Thông tư số 03/2018/TT-BTP và Kế hoạch 216/KH-UBND đã đề cao vai trò, trách nhiệm tự đánh giá, chấm điểm TP, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP và UBND quận, huyện, thị xã; Đồng thời là căn cứ để đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác PBGDPL và thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL.

Người dân ngày càng được tiếp cận pháp luật tốt hơn
Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.