Truyền tải kiến thức pháp luật tới các đối tượng đặc thù

Năm 2022, công tác PBGDPL trong nhà trường và cho các đối tượng đặc thù tiếp tục được TP quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đoàn Luật sư TP tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Mai Dịch, quận Cầu Giấy
Đoàn Luật sư TP tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại Trường THCS Mai Dịch, quận Cầu Giấy

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Công tác PBGDPL trong nhà trường tiếp tục được ngành GD&ĐT TP quan tâm triển khai ở các cấp học, nội dung trọng tâm tập trung phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến GDĐT và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh; nội dung kiến thức pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa; pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thông điệp 5K, ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, PCCC &CNCH, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;

Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, nơi công cộng, trên môi trường mạng; sử dụng các dịch vụ công mức độ 3, 4 lĩnh vực GD&ĐT. Giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm để mỗi cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh chủ động tìm hiểu pháp luật…các vấn đề được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền PBGDPL các cơ sở giáo dục đã triển khai tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Lồng ghép giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua bài giảng, phối hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, gắn việc giảng dạy và học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm hiểu kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật trong xử lý tình huống thực tế.

Đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt dưới cờ, CLB, nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, giao lưu trao đổi thông tin trong học sinh về vai trò của học sinh trong việc góp phần thực hiện tốt pháp luật…xây dựng và duy trì chuyên mục “Phổ biến giáo dục pháp luật” trên Trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử của đơn vị. Kết hợp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chính khóa với hoạt động ngoại khóa, tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật thường xuyên, liên tục trong cả năm.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp Cảnh sát PCCC về thực hiện công tác PCC&CNCH tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hà Nội; phối hợp với CATP, Sở Tư pháp, CA và Phòng Tư pháp các quận huyện; các tổ chức Đoàn, Đội, Hội của địa phương triển khai hiệu quả các chuyên đề, các buổi sinh hoạt CLB pháp luật, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh về bảo vệ môi trường; phòng chống tội phạm, xâm hại trẻ em; phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; tuyên truyền phòng chống ma túy học đường…

Đoàn Luật sư TP đã phối hợp, chỉ đạo công tác triển khai tổ chức 02 buổi tuyên truyền pháp luật về các nội dung Luật An ninh mạng, bạo lực học đường, phòng chống tệ nạn ma túy...cho 2.500 học sinh tại các trường: THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm; THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên.

Thành Đoàn Hà Nội thường xuyên quan tâm đến việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL đảm bảo đủ trình độ chuyên môn. Từ đầu năm 2022 Thành Đoàn Hà Nội đã tổ chức được 05 lớp tập huấn tại trường Đội Lê Duẩn cho trên 1.500 các cán bộ đoàn chủ chốt khối địa bàn dân cư, khối trường học và khối công nhân viên chức.

Quan tâm tuyên truyền pháp luật cho đối tượng đặc thù

Việc PBGDPL cho các đối tượng đặc thù được các cấp, các ngành của TP quan tâm triển khai với nhiều nội dung, hình thức phù hợp. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền pháp luật cho chức sắc, tín đồ tôn giáo, thanh thiếu niên, phụ nữ, công nhân, nạn nhân bị bạo lực gia đình, là phạm nhân ở trại giam, cơ sở giáo dưỡng, người hưởng án treo, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo, người cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.

Ngoài ra, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật cho đối tượng đặc thù qua phát hành tài liệu, tổ chức hội nghị, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giao lưu trực tuyến, qua hoạt động Điểm sinh hoạt văn hóa, Tổ tự quản, CLB pháp luật, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng...

Sở Tư pháp đã thực hiện 08 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 2.000 người tham gia là đối tương đặc thù; phối hợp Hội Người mù TP, Hội Người khuyết tật TP, Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở LĐTB&XH (Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội) tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL.

Tại các trại tạm giam của CATP đã tổ chức 11 buổi học với 411 lượt phạm nhân tham gia. Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã chỉ đạo công tác phối hợp triển khai cùng Hội Phụ nữ Đoàn Luật sư TP tổ chức tuyên truyền PBGDPL về nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hội viên Hội Phụ nữ huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình về Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai...

Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Hướng đến những mô hình mới trong tuyên truyền kiến thức pháp luật
Hà Nội: Chủ động, sáng tạo với đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.