Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2021, TP Hà Nội có 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành thủ tục công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,2%. Năm 2022, UBND TP đã chỉ đạo, triển khai các văn bản mới của Trung ương về công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Hà Nội tổ chức Hội nghị Phổ biến pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 và triển khai thực hiện nhiệm vụ công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Hà Nội tổ chức Hội nghị Phổ biến pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 và triển khai thực hiện nhiệm vụ công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản mới

Năm 2022, UBND TP đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông các chính sách pháp luật liên quan đến người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính.

Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời khắc phục những hạn chế, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

TP sẽ chỉ đạo xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021…

Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức cấp xã theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức và đề xuất các giải pháp thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; thời hạn, tiến độ đánh giá, chấm điểm tiếp cận pháp luật;

Giao công chức tư pháp - hộ tịch là đầu mối tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp xã hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật. Bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Hàng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương trước ngày 15 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND TP, Bộ Tư pháp.

Đảm bảo triển khai đồng hộ, có hiệu quả

Năm 2021, quận Hai Bà Trưng có số phường được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100% . Năm 2022, quận tiếp tục bám sát chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về triển khai các văn bản mới của Trung ương về công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Hội đồng chuẩn tiếp cận pháp luật quận đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, TP đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.

Đồng chí Phan Văn Phúc - Ủy viên ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật quận chỉ đạo, để đảm bảo triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả Quyết định số 1723/QĐ-BTP, đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận, yêu cầu thành viên Hội đồng thực hiện.

Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Quyết định số 1723/QĐ-BTP cho cán bộ và Nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác tham mưu đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn văn minh đô thị; đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định số 1723/QĐ-BTP, tiếp tục kết hợp phổ biến Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan bằng các hình thức phù hợp.

Phòng Tư pháp cơ quan thường trực của Hội đồng tham mưu Hội đồng ban hành văn bản phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng để triển khai công tác đánh giá quận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo thực hiện chế độ báo cáo, biểu mẫu, thành phần hồ sơ và các điều kiện công nhận theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Quyết định số 1723/QĐ-BTP và các văn bản có liên quan.

Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Bám sát quy định của Chính phủ, Bộ Tư pháp về thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật
Thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.