Hà Nội: Chủ trương xuyên suốt là đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết, để tăng cường số lượng và chất lượng đầu tư nước ngoài, TP Hà Nội có chủ trương xuyên suốt là đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài; chú trọng nâng cao trình độ cán bộ xúc tiến đầu tư, tăng cường khả năng xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
Thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài; chú trọng nâng cao trình độ cán bộ xúc tiến đầu tư, tăng cường khả năng xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2022, TP Hà Nội có 42 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 20,7 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2022, toàn TP thu hút 1.540 triệu USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Các nước thuộc châu Á có số dự án đầu tư lớn vào Hà Nội như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Còn châu Âu và Mỹ chiếm dưới 10% tổng vốn đăng ký.

Những dự án đầu tư nước ngoài vào Thủ đô tập trung ở các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tú - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong thu hút và sử dụng vốn FDI nhờ môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, thủ tục pháp lý ngày càng thông thoáng và những lợi thế riêng có của Thủ đô. Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Để tăng cường số lượng và chất lượng đầu tư nước ngoài, TP Hà Nội có chủ trương xuyên suốt là đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp.

UBND TP đang chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội.

Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, dự án phù hợp với mức độ phát triển của thành phố; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả trong hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư.

TP Hà Nội cũng chú trọng nâng cao trình độ cán bộ xúc tiến đầu tư, tăng cường khả năng xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; tận dụng tối đa các hiệp định thương mại của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, tiếp tục chủ động tổ chức khảo sát, nắm bắt, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài; tập trung giải quyết và đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay các kiến nghị liên quan.

“Việc gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài; các dự án đầu tư có nguồn vốn lớn cũng luôn được chú trọng, quan tâm để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư tại TP”, ông Nguyễn Ngọc Tú nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Tú cho biết, nhằm chuẩn bị sẵn hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, TP Hà Nội đã ra quyết định phê duyệt "Đề án thành lập từ 2 đến 5 khu công nghiệp mới giai đoạn 2021 - 2025". Các khu công nghiệp dự kiến được thành lập gồm khu công nghiệp sạch Sóc Sơn; khu công nghiệp Đông Anh; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng; khu công nghiệp Phụng Hiệp.

Hiện Hà Nội đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó định hướng phát triển các cực tăng trưởng mới. Cụ thể, TP trực thuộc phía Bắc sông Hồng trên cơ sở 3 huyện: Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn với chức năng chính là thương mại, dịch vụ, đối ngoại và giao dịch quốc tế, tận dụng lợi thế sân bay quốc tế Nội Bài; TP trực thuộc phía Tây gồm khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai với chức năng chính là khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo. Ngoài ra, còn quy hoạch xây dựng sân bay thứ hai ở khu vực phía Nam Thủ đô.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng đẩy mạnh triển khai dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội bởi dự án này có vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối, liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa. Từ đó tạo ra động lực có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến du lịch Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến du lịch
Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 28 dự án đầu tư công Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 28 dự án đầu tư công
Hà Nội: Nhà trường và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp Hà Nội: Nhà trường và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
UBND TP Hà Nội xem xét chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công UBND TP Hà Nội xem xét chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công

Khánh Phong

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.