Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Cần thiết có quy hoạch, kế hoạch xây dựng cụ thể để CNQP trở thành mũi nhọn công nghiệp quốc gia

Công nghiệp quốc phòng (CNQP) được hiểu với các ý nghĩa trong cả hai khía cạnh, vừa là bộ phận của kinh tế quân sự và của nền công nghiệp đất nước. Vậy nên trong dự thảo luật Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, cần có chế tài cũng như quy định rõ về quy hoạch, kế hoạch xây dựng cụ thể là cần thiết.
Cần thiết có quy hoạch, kế hoạch xây dựng cụ thể để CNQP trở thành mũi nhọn công nghiệp quốc gia
Công nghiệp Quốc phòng là 1 bộ phận của công nghiệp quốc gia

Công nghiệp Quốc phòng là 1 bộ phận của công nghiệp quốc gia

Điều 12, Luật Quốc phòng 2018 có quy định rõ, CNQP, an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh, là ngành đặc thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang Nhân dân….

Theo đó, CNQP được hiểu với các ý nghĩa trong cả hai khía cạnh. Nó vừa là bộ phận của kinh tế quân sự và của nền công nghiệp đất nước, khi mang sở hữu tính chất sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.

CNQP là một phần quan trọng thể hiện thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh khi mang đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu quốc phòng, cũng như mang đến khác biệt đối với khả năng quốc phòng của các quốc gia. Càng nghiên cứu và ứng dụng khoa học tốt, mang đến các sản phẩm có chất lượng cao, cũng như tạo khả năng khác biệt, ý nghĩa trong hoạt động quốc tế. Là nền tảng trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá các sản phẩm phục vụ quốc phòng, tạo ra khối tài sản mạnh đối với lực lượng như vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác.

Ngoài ra, CNQP còn tham gia phát triển kinh tế – xã hội, với ý nghĩa của một ngành công nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CNQP là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của nền công nghiệp quốc gia, là động lực để phát triển công nghệ, đồng thời như một trong những “cầu nối” thúc đẩy sự tương tác giữa cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP, AN). Xây dựng nền CNQP hiện đại, lưỡng dụng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, góp phần kết hợp QP, AN với phát triển KT-XH.

Qua các lần đại hội Đảng, nhất là từ Đại hội XI (2011) tới nay, Đảng ta đã định hướng phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhiều kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển CNQP đã được xây dựng và triển khai.

Những năm gần đây, chủ trương phát triển CNQP theo hướng hiện đại, lưỡng dụng đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo vừa phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, vừa góp phần phát triển KT-XH. Các cơ chế, chính sách được từng bước hoàn thiện. CNQP ngày càng gắn kết, hòa nhập với nền công nghiệp quốc gia. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực CNQP đã phát huy hiệu quả, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, CNQP vẫn còn những hạn chế khó khăn nhất định. Trong đó đặc biệt là khó khăn về các nguồn lực để đầu tư, hiện đại hóa CNQP và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, thể chế, chính sách về CNQP, an ninh đã có sự đổi mới nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ. Công tác quy hoạch, kế hoạch đối với nhiệm vụ của ngành CNQP có những mặt còn hạn chế. Việc tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và nguồn nhân lực còn bất cập. Đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển CNQP ở một số khâu, một số lĩnh vực chưa có đột phá.

Cần có quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN là giải pháp trọng tâm

Trong chương II, Công nghiệp Quốc phòng, an ninh của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có dành riêng mục I quy định về Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

Theo đó, quy hoạch CNQP sử dụng hiệu quả tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội Nhân dân.

Bảo đảm đồng bộ và có quy mô hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo phát triển theo hướng lưỡng dụng, hiện đại.

Quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, CNQP. Quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch hệ thống các công trình an ninh, khu công an, kho phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công nghiệp an ninh. Thời kỳ quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh là 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm.

Những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, khó dự báo; Đông Nam Á đang là khu vực cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc. Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng kéo dài do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra yêu cầu rất cao, nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cứu hộ, cứu nạn,...

Trước bối cảnh đó, xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành mũi nhọn của nền công nghiệp quốc gia, nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng và phát triển đất nước là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài.

Vậy nên, việc cần thiết đưa thể chế luật vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu, thảo luận 18 chuyên đề thiết thực Nghiên cứu, thảo luận 18 chuyên đề thiết thực
Cân bằng quy hoạch để giữ “sắc xanh” cho đô thị Cân bằng quy hoạch để giữ “sắc xanh” cho đô thị

Bảo Long

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.