Huyện Gia Lâm, Hà Nội:

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND huyện Gia Lâm vừa tổ chức Hội nghi tập huấn thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.
Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
UBND huyện Gia Lâm vừa tổ chức Hội nghi tập huấn thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Tại buổi tập huấn, báo cáo viên Nguyễn Thị Thạo- Trưởng phòng quản lý công tác tiếp cận pháp luật và tổng hợp, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp đã truyền đạt một số nội dung cơ bản, điểm mới của Quyết định 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định 25/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Theo đó, Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg có 8 điều, gồm: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc thực hiện; tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; trình tự, thủ tục đánh giá công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; kinh phí thực hiện và hiệu lực thi hành.

Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó Thông tư số 09/2021/TT-BTP cũng có 8 điều, bao gồm: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu; tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu, quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức; quy định chuyển tiếp; hiệu lực thi hành.

Đồng thời, trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định, Thông tư của Bộ Tư pháp, nhất là trong việc tổ chức chấm điểm, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu của Quyết định 25/QĐ-TTg đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là những lĩnh vực trực tiếp gắn với quyền, lợi ích của người dân.

Qua đó bảo đảm tính nghiêm minh, tính gương mẫu, thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền cấp xã, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp hành chính gần dân nhất, hiểu dân nhất để phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Các chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật đều đạt kết quả cao
Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công tác PBGDPL

Quý Khánh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.