Ấn Độ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch G20

Indonesia đã trao quyền Chủ tịch G20 cho Ấn Độ để quốc gia Nam Á này sẽ là chủ tịch của nhiệm kỳ mới của tổ chức này.
Ấn Độ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch G20
Thủ tướng Ấn Độ (trái) nhận búa chuyển giao cương vị Chủ tịch G20 từ Tổng thống Indonesia. (Ảnh: AP)

Theo đó, ngày 1/12 (giờ địa phương), Ấn Độ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ có chủ đề là "Một Trái đất, Một Gia đình, Một Tương lai", quốc gia Nam Á này sẽ tập trung đưa ra cách tiếp cận thống nhất cho toàn cầu để cùng giải quyết tương lai.

Với tư cách là Chủ tịch G20, Ấn Độ sẽ nỗ lực thúc đẩy các mục tiêu thống nhất toàn cầu và định hình các ưu tiên không chỉ với sự tham vấn của các đối tác G20 mà còn với các quốc gia khác.

Nhấn mạnh các bên cần nỗ lực hành động để giải quyết những thách thức to lớn hiện nay như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và đại dịch Covid-19.

Dự kiến trong nhiệm kỳ của mình, Ấn Độ sẽ tổ chức khoảng 200 cuộc họp trong 32 lĩnh vực khác nhau.

Đây là lần đầu tiên Ấn Độ giữ chức Chủ tịch G20, với 5 vấn đề ưu tiên được nước này lựa chọn cho chương trình nghị sự.

Thủ tướng Narendra Modi đã chuyển đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo hướng tập trung vào "lợi ích của toàn cầu". Thông qua vai trò Chủ tịch G20, Ấn Độ hy vọng sẽ mở rộng nguyên tắc này, hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp bền vững cho các thách thức toàn cầu đang nảy sinh.

Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi đánh giá vị trí Chủ tịch của G20 là niềm tự hào của người dân Ấn Độ. Ông cam kết đưa G20 trở thành "chất xúc tác" cho sự thay đổi toàn cầu. Đó là cơ hội lớn để New Delhi ghi dấu ấn trong tiến trình hợp tác, phát triển của thế giới.

Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trở lại tại Pháp Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trở lại tại Pháp
Thái Lan tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp để kiềm chế lạm phát Thái Lan tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp để kiềm chế lạm phát

Hoàng Vũ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.