Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng

Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng
Lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy Z143, kiểm tra chất lượng sản phẩm dây dẫn điện dân dụng.

Công nghiệp quốc phòng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 thì công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.

Nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng

Nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 như sau: Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng; Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng

Theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm: Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý; Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp.

Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt tại Điều 8 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 quy định như sau:

Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

Hướng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực, chuẩn bị động viên công nghiệp.

Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị khi đất nước chuyển sang thời chiến.

Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định lộ trình đổi mới tổ chức, quản lý cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt theo Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghiệp quốc phòng

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công nghiệp quốc phòng theo Điều 6 Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng 2008 (sửa đổi 2018) như sau:

Tiết lộ bí mật Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, kết quả khoa học, công nghệ có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh.

Phá hoại, mua, bán, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, thế chấp, khai thác, sử dụng trái phép trang thiết bị và tài sản do Nhà nước giao cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.

Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và sản phẩm chuyên dụng do công nghiệp quốc phòng sản xuất.

Chiếm đoạt, sử dụng và chuyển giao trái phép những thông tin, tài liệu, sáng chế, quy trình và bí quyết công nghệ thuộc bí mật nhà nước về công nghiệp quốc phòng.

Cản trở, trốn tránh trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật trong hoạt động công nghiệp quốc phòng.

Tiêu chí để được công nhận là cơ sở công nghiệp quốc phòng

Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;

Đủ điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch để sản xuất, cung ứng một hoặc một số sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.

Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

Mọi hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế đều được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bán, cho mượn, cho thuê tư cách pháp nhân trong các hoạt động kinh tế.

Khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải chấp hành quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế tại Điều 5 của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng và tại Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP. Trong hoạt động liên doanh, liên kết cần:

Xác minh rõ đối tác nước ngoài thông qua sự thẩm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia;

Ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành mà các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thế mạnh, các lĩnh vực cần có công nghệ cao hoặc lĩnh vực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế.

Phát triển công nghiệp quốc phòng thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Công nghiệp quốc phòng
Huy động nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và ĐVCN

TQ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.