Bộ Tư pháp:

Triển khai các biện pháp thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 2007/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” năm 2022 và năm 2023.
Triển khai các biện pháp thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”
Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Ảnh tư liệu

Theo đó, trong năm 2022 và 2023, Bộ Tư pháp tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: Triển khai các hoạt động về chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, truyền thông về Đề án. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động tìm hiểu, sử dụng pháp luật (phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý, luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính...; tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế về chính sách, thể chế và các mô hình tiếp cận pháp luật của người dân.

Triển khai các nhiệm vụ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân.

Tập trung vào việc thông tin, truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật; các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người dân; nâng cao nhận thức của người dân về ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật; vai trò của công tác trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý; khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết, kỹ năng và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, các mô hình tiếp cận pháp luật trong một số lĩnh vực trọng tâm đang thực hiện sửa đổi, bổ sung thể chế có tác động lớn đến xã hội.

Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật cho người dân bằng các hình thức phù hợp; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây nóng, các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; xây dựng, triển khai chương trình (kế hoạch) về phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật cho một số nhóm đặc thù theo cơ chế phối hợp liên ngành và huy động nguồn lực xã hội; nghiên cứu, thí điểm xây dựng và triển khai mô hình tự tìm hiểu pháp luật tại cộng đồng.

Hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình điển hình về PBGDPL; đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp về ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để người dân, doanh nghiệp chủ động tiếp cận được các thông tin pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Trong đó, tập trung vào việc chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường hỗ trợ người dân các thông tin pháp luật và thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Xây dựng, triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên ở cơ sở, trợ giúp viên pháp lý, cán bộ cấp xã, luật sư, tư vấn viên pháp luật, công chứng viên, thừa phát lại và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc cung cấp thông tin, thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương; xây dựng, ban hành Thông cáo báo chí về Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên, tham gia hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở…

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (gọi chung là các tổ chức) trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật…

Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân.

Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, triển khai giải pháp về việc huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, thực hiện việc bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước triển khai các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân; việc bố trí kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội – nghề nghiệp, xã hội, xã hội – nghề nghiệp; nguồn lực, đầu tư cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (gọi là Đề án 977). Căn cứ các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp tại Đề án 977, ngày 12/10/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 2007/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022 và năm 2023.

Theo Kế hoạch, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương kết quả thực hiện Đề án. Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch; tăng cường phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trong triển khai nhiệm vụ; gửi Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trước ngày 30/11/2023 để tổng hợp, xây dựng báo cáo chung.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp ...

Nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phù hợp với cơ sở pháp lý cũng ...

Những điều cần lưu ý về tiêu chí tiếp cận pháp luật trong chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Những điều cần lưu ý về tiêu chí tiếp cận pháp luật trong chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông ...

Điều kiện nào để được công nhận là huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật? Điều kiện nào để được công nhận là huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?

Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu tương ứng với 100 điểm tập trung vào một số nhiệm ...

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên

Thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa ...

Thế Vinh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.