Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số giúp DN tạo ra nguồn nhân lực với tư duy đột phá sáng tạo, tạo ra các sáng kiến số đổi mới với khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi, đồng thời, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi để biến chúng thành cơ hội mới, từ đó đưa DN bước lên vị thế cao hơn trên thị trường.
Thay đổi văn hóa trong quá trình chuyển đổi số trao cho các DN cơ hội khởi động lại hệ thống kinh doanh và môi trường văn hóa của mình
Thay đổi văn hóa trong quá trình chuyển đổi số trao cho các DN cơ hội khởi động lại hệ thống kinh doanh và môi trường văn hóa của mình

Vai trò của văn hóa số

Được áp dụng rộng rãi trên rất nhiều kiểu hình DN, bên cạnh những lợi ích không thể chối bỏ thì chuyển đổi số còn mang lại những thách thức to lớn cho DN. Bởi, bên cạnh nỗi lo về chuỗi cung ứng công nghệ thông tin, thì các nhà lãnh đạo còn phải chú trọng về cách thức thu hút sự tham gia của nhân sự trong Cty. Đây cũng là nguyên nhân để khẳng định rằng văn hóa mới là chìa khóa nền tảng, là “kẻ cầm đầu” trong chuyển đổi số trong DN. Nếu văn hóa không được đầu tư đầy đủ thì rất có thể sẽ kéo theo sự thất bại của DN trong quá trình chuyển đổi số.

Bởi văn hóa tác động trực tiếp tới yếu tố con người trong DN, văn hóa không đủ mạnh có thể dẫn đến sự phản đối, thậm chí là chống lại của nhân sự với thay đổi. Kéo theo đó là tính hiệu quả cũng như lợi nhuận không được đảm bảo trong quá trình đầu tư chuyển đổi. Để có thể đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số, các Cty có thể bắt đầu xây dựng nền văn hóa thích ứng với sự thay đổi trong DN, phối hợp giữa nền văn hóa, con người, cấu trúc và nhiệm vụ của họ. Đồng thời luôn đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố này khi công nghệ phát triển.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số là quá trình DN tạo ra những năng lực vận hành hiệu quả mới, các cơ hội phát triển, các mô hình kinh doanh mới. Có thể nói, chuyển đổi số là quá trình chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc, không ngừng đổi mới theo mô hình phát triển DN. Trong quá trình đó, DN có thể thay đổi mọi thứ từ cơ sở vật chất như mua công nghệ mới nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng mới hay thiết lập quy trình mới…

Tuy nhiên, nếu không có sự trợ giúp của nguồn nhân lực thì rất khó để DN có thể chuyển đổi những giá trị mới. Sự chuyển đổi hoàn toàn không phải chỉ của tổ chức, mà còn của những cá nhân tham gia vào quá trình đó. Vì vậy, để mọi cá nhân cùng chung niềm tin, đồng lòng và gắn kết trong quá trình chuyển đổi số, DN cần xây dựng cho mình văn hóa số.

Văn hóa số sẽ dần được hình thành trên lộ trình chuyển đổi số của DN, khi DN ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình hoạt động, vận hành. Công nghệ làm tác động và thay đổi cách thức liên kết trong và giữa các bộ phận, niềm tin và thái độ của mỗi nhân sự đối với tổ chức chung. Họ tư duy, hành động và hợp tác trong môi trường công nghệ, và từ đó, tạo nên các giá trị văn hóa DN mới. Với văn hóa số, DN sẽ tạo ra nguồn nhân lực với những giá trị nổi bật như tư duy đột phá tạo ra nhiều ý tưởng mới, có khả năng tự thích ứng với thay đổi của tổ chức, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi để biến thành cơ hội mới, chia sẻ hợp tác với nội bộ và khách hàng... giúp DN luôn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn.

Lời khuyên đến từ chuyên gia

Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Huệ, giảng viên ĐH FPT, muốn xây dựng văn hóa DN trong quá trình chuyển đổi số (hay còn gọi là nền văn hóa số) và tránh những rào cản đã nêu trên, các DN cần chú trọng một số yếu tố như xây dựng tính đổi mới, sáng tạo; xây dựng tư duy mở; xây dựng môi trường làm việc hợp tác; linh hoạt và hình thành tác phong tư duy số. Cụ thể, đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc trong cuộc cạnh tranh chuyển đổi số. Tư duy đổi mới sẽ giúp cho cả lãnh đạo lẫn nhân viên sẽ bắt kịp nhịp độ chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Bên cạnh đó, tư duy mở giúp cho DN có cái nhìn xa trông rộng hơn, nắm bắt được những xu hướng hiện hành - yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số. Mở rộng tầm nhìn thoát khỏi các giới hạn truyền thống để tập trung làm tăng thêm mọi giá trị một cách nhiều nhất ở mức có thể, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn. Đây là điểm khác biệt nổi bật so với văn hóa truyền thống.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số lẽ dĩ nhiên phải gắn với tư duy số. Không những số hóa quy trình, thao tác mà còn phải số hóa cả tư duy. Một trong những lợi ích của việc chuyển đổi số là khả năng theo dõi và phân tích dữ liệu. Việc này cho phép các DN sử dụng những dữ liệu để tối ưu hóa các chiến lược và sách lược kinh doanh nhằm mang lại kết quả tốt hơn. Ngoài ra, văn hóa chuyển đổi số đòi hỏi sự linh hoạt và nhạy bén. Điều này buộc các quy trình, bước giải quyết công việc phải trôi chảy, nhanh chóng. Hơn hết, DN chỉ có thể tồn tại trong dòng chảy mãnh liệt của chuyển đổi số khi thực sự linh hoạt, kịp thời thích nghi với thay đổi và những điều mới mẻ.

Nếu văn hóa không được đầu tư đầy đủ thì rất có thể sẽ kéo theo sự thất bại của DN trong quá trình chuyển đổi số. Bởi văn hóa tác động trực tiếp tới yếu tố con người trong DN, văn hóa không đủ mạnh có thể dẫn đến sự phản đối, thậm chí là chống lại của nhân sự với thay đổi. Kéo theo đó là tính hiệu quả cũng như lợi nhuận không được đảm bảo trong quá trình đầu tư chuyển đổi. Để có thể đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số, các Cty có thể bắt đầu xây dựng nền văn hóa thích ứng với sự thay đổi trong DN, phối hợp giữa nền văn hóa, con người, cấu trúc và nhiệm vụ của họ. Đồng thời luôn đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố này khi công nghệ phát triển.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022
Chuyển đổi số là công cụ hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp
Chuyển đổi số du lịch Thủ đô vẫn còn “khoảng trống”

Nguyễn Đăng

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.