Đức rơi vào khủng hoảng khí đốt khiến giấy vệ sinh “cháy hàng”

Thông tin từ các nhà sản xuất giấy vệ sinh cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt đã khiến giá cả của mặt hàng này tại Đức lên mức cao và nguồn cung ngày càng hạn chế.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, quốc gia Tây Âu này đang rơi vào cảnh thiếu giấy vệ sinh trầm trọng khi mà cuộc khủng hoảng khí đốt tại châu Âu tác động không nhỏ tới Đức.

Một số công ty trong lĩnh vực giấy vệ sinh đã tuyên bố phá sản hoặc cắt giảm sản xuất do giá năng lượng tăng vọt. Các lãnh đạo công nghiệp tại Đức đã kêu gọi chính phủ áp giá trần.

Hãng Essity - chủ sở hữu các thương hiệu Zewa, Libresse, và Lotus, cho biết họ đã nâng giá tới 18% và đang xem xét các nguồn nhiên liệu thay thế.

Trong khi đó, các nhà sản xuất giấy vệ sinh như Dusseldorf-based Hakle (hoạt động từ năm 1928) đã bắt đầu tuyên bố phá sản. Họ cho biết, giá năng lượng tăng vọt, chi phí giấy cao, và chi phí vận chuyển cao đã khiến hoạt động kinh doanh của họ khó có thể tồn tại được về mặt tài chính.

Theo Viện kinh tế IWH, khoảng 718 thực thể Đức đã bị phá sản vào tháng 8, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ngày 24/9, Thủ hiến bang Sachsen - Michael Kretschmer cảnh báo nguồn cung khí đốt của Nga rất quan trọng đối với Đức hiện nay và trong tương lai gần, bất chấp nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của Berlin.

Theo ông Kretschmer, Berlin nên nỗ lực đảm bảo nước này vẫn sẽ nhận được khí đốt của Nga sau khi xung đột ở Ukraine chấm dứt. Ông nói thêm giá nhiên liệu tăng vọt đang hủy hoại ngành công nghiệp của Đức. Ông cũng nói thêm giá nhiên liệu tăng vọt đang hủy hoại ngành công nghiệp của Đức.

Châu Âu sẽ cạn khí đốt vào tháng 2 năm sau
Nga tiếp tục đóng đường ống “Dòng chảy phương Bắc 1”

Tuấn Khang

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.