Hà Nội tăng cường hợp tác phát triển với các địa phương trong cả nước

Trong năm 2022, các sở, ngành, Thành phố triển khai thực hiện các định hướng hợp tác, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong một số lĩnh vực mà Hà Nội có thể mạnh, ưu tiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và các địa phương nói chung.
Các sản phẩm nông sản của Hà Nội được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022, diễn ra tại Sơn La
Các sản phẩm nông sản của Hà Nội được giới thiệu tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022, diễn ra tại Sơn La

Hà Nội xác định hướng thu hút đầu tư tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của từng địa phương, tránh dàn trải, chồng chéo. Tuyên truyền, quảng bá về mối trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của các địa phương, danh mục dự án thu hút đầu tư. Tạo điều kiện liên kết sản xuất, phát triển giữa các doanh nghiệp của các địa phương. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tòa đàm về xúc tiến đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các địa phương gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư đồng thời thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào địa phương.

Đồng thời tham gia các Festival Nông sản, sản phẩm 0 OP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022 tại huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì; Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022; Lễ hội Mùa trái chín năm 2022; Tiếp tục tổ chức các Đoàn hợp tác xúc tiến nông nghiệp thành phố Hà Nội tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam; tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, thông tin tuyển truyền; Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp trong vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022; Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2022; tham gia các đợt tổ chức Tuần lễ sản phẩm Hà Nội tại một số tỉnh, thành trong cả nước.

Trong lĩnh vực thương mại, Hà Nội phấn đấu tổ chức hiệu quả các hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu, hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố: hỗ trợ gian hàng của địa phương khi tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu sản phẩm, tuần hàng trái cây, nông sản, các hội chợ, triển lãm tại Hà Nội; hỗ trợ kết nối quảng bá thương hiệu sản phẩm, sản phẩm OCOP các địa phương tại thị trường Hà Nội...

Đồng thời, hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị Hà Nội đến tìm hiểu vị trí kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng thương mại tại các tỉnh, thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố tham gia, tổ chức hiệu quả các Điểm bán sản phẩm tại Hà Nội. Hợp tác với các Trung tâm khuyến công, tiết kiệm năng lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy các hoạt động kết nối giao thương các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nông thôn, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...

Trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội sẽ phối hợp với cơ quan quản lý du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường trao đổi thông tin tình hình hoạt động trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, trong xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch; Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch và giải pháp hỗ trợ phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Chú trọng công tác phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng gói sản phẩm kích cầu du lịch qua việc kết nối với vận chuyển hàng không. Liên kết phát huy tài nguyên và nguồn lực của địa phương để phát triển sản phẩm liên kết vùng.

Chủ động liên kết các địa phương để cùng tham gia Kế hoạch triển khai các giải pháp kích cầu du lịch thành phố Hà Nội. Phối hợp triển khai ứng dụng du lịch thông minh, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Thực hiện các thỏa thuận ký kết hợp tác giữa thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng; Ký kết Chương trình hợp tác hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Hà Nội sẽ đẩy mạnh hợp tác xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh giao thương, kết nối cung - cầu, hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Trao đổi thông tin về các doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ sinh học.

Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị, TP sẽ phối hợp với các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý đô thị; nghiên cứu mở rộng không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, hướng tới các tiêu chí đô thị loại đặc biệt, đô thị thông minh, đô thị xanh; nghiêncứu mở rộng không gian đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch.

Đồng thời, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng ở xã hội, nhà tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà chung cư, quản lý, chỉnh trang, xây dựng đô thị văn minh. Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập quy hoạch, tham mưu, hoạch định các định hướng phát triển cho Thành phố hướng tới tiêu chí đô thị thông minh, đô thị xanh, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới với những đặc thù riêng của từng thành phố.

Trao đổi kinh nghiệm xây dựng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường (nước, không khí), đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm lập quy hoạch với các tỉnh lân cận; tham gia ý kiến đối với một số quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia.

Về bảo vệ môi trường, Hà Nội sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cung cấp nước sạch, sử dụng năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Triển khai các nhiệm vụ, dự án phối hợp liên tỉnh bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy và lưu vực sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải.

Cùng với đó, TP sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhất là các cơ sở có phát sinh nước thải lớn xả thải vào hệ thống sông cầu Bây, Khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ phối hợp với tỉnh Hưng Yên. Thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào vận hành 3 công trình xử lý nước thải đô thị trên địa bàn quận Long Biên.

Triển khai đồng bộ với các tỉnh, thành phố trong việc quản lý, giữ gìn vành đai xanh thủ đô. Triển khai tích cực Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực các sông chảy qua địa bàn hai tỉnh, thành phố. Triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tập trung triển khai hiệu quả quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030 (Hà Nam).

Hợp tác trong việc kiểm soát ô nhiễm không chí, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ việc đốt than tổ ong và đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng. Phối hợp kiểm kê khí thải trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ; đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động; kiểm soát bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, tái tạo rừng tự nhiên tại các vườn quốc gia, khu vực đất rừng giáp ranh giữa các địa phương.

Xây dựng cơ chế liên tỉnh về việc kiểm soát phương tiện giao thông cũ nát, không đủ điều kiện lưu hành, gây ô nhiễm môi trường. Thanh kiểm tra các cơ sở tái chế chất thải, làng nghề về việc đảm bảo yêu cầu kiểm soát khí thải. Tổ chức hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông tại các khu vực giáp ranh.

Hà Nội đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản
Hà Nội tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP
Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.