Năm 2025: Hà Nội phấn đấu nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 90%

Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 — 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung, xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050...
Năm 2025: Hà Nội phấn đấu nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 90%
Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của Thành phố Hà Nội. Ảnh minh hoạ.

Tại Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 20/6/2022 về việc ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố về Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 của UBND TP Hà Nội nêu, theo chủ trương và đề cương nhiệm vụ đã được UBND Thành phố thống nhất và phê duyệt tại Văn bản số 1077/UB-ĐT ngày 14/4/2021 và Quyết định 2461/QĐ- UBND ngày 4/6/2021, Chương trình phát triển nhà ở Thành phố dự kiến được xây dựng cho giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2040.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 820/BXD-QLN ngày 14/3/2022, đã đề nghị các địa phương không xây dựng định hướng hoặc tầm nhìn của Chương trình mà xây dựng nội dung cụ thể của Chương trình phát triển nhà ở để áp dụng cho giai đoạn 5 năm (2021-2025) hoặc giai đoạn 10 năm (2021-2030), UBND Thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tên nhiệm vụ thành “Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 — 2030".

Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia

Theo Tờ trình, Chương trình phát triển nhà ở phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung, xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị toàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm - 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Trung ương thống nhất chỉ đạo tại các nghị quyết, chương trình, các văn bản có liên quan đến công tác phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố làm cơ sở để chỉ đạo công tác phát triển nhà ở Hà Nội.

Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của Thành phố, gắn liền với định hướng phát triển đô thị được xác định trong Chương trình phát triển đô TP Hà Nội, phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống phù hợp quy hoạch; giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Phát triển nhà ở phải gắn với phát triển thị trường bất động sản nhà ở, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hiệu quả; nâng cao chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhằm giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở đồng thời phát triển đô thị bền vững, hiện đại, góp phần đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; Đảm bảo chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn...

Năm 2025, diện tích sàn nhà phấn đấu đạt 29,5m2/người

Đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở. Chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bố trí, quy hoạch bổ sung quỹ đất đề đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho - thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sản nhà ở; căn hộ có điện tích tối thiểu 40m2/căn hộ. Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ. Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm).

Tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại các khu nhà “ổ chuột” khu vực chân cầu, dọc theo ven các sông, kênh trên địa bàn Thành phố; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn Thành phố đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Huy động các nguồn lực, vận động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở xuống cập, hư hỏng hiện có đảm bảo 3 cứng (nên cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung, (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập, chỗ tập kết rác thải, các điểm nạp sạc điện cho ô tô, xe máy và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng (ưu tiên năng lượng tái tạo).

Phấn đấu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở.

Triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại. Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở. Nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 15,19 triệu m2 sản nhà ở; tiếp tục triển khai theo nội dung, tiến độ đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được phê duyệt, trong đó triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc điện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định. Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm).

Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ trên địa bàn Thành phố; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 90%. Tiếp tục huy động các nguồn lực, vận động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp, hư hỏng.

Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực mở rộng, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của Thành phố. Phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số.

Các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập, chỗ tập kết rác thải, các điểm nạp sạc điện cho ô tô, xe máy, đường kính cây xanh phải đảm bảo tối thiểu 8-10cm tùy chủng loại cây xanh đô thị và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng (ưu tiên năng lượng tái tạo).

Bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch

Về quy hoạch xây dựng, kiến trúc và đất đai, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội;

Các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh còn lại chưa phê duyệt, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị nông thôn.

Trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; rà soát, bố trí khu đất quy hoạch thiết chế công đoàn phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; Cập nhật các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị vào kế hoạch sử dụng đất của Thành phố và các địa phương theo từng giai đoạn.

Trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, quy hoạch tái thiết các khu dân cư hiện hữu theo hướng giảm mật độ tập trung dân cư kết hợp mô hình nhà ở cao tầng hiện đại, đảm bảo đồng bộ hạ tầng, hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu dân cư hiện hữu.

Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm, trong đó trên địa bàn các quận trong khu vực nội đồ lịch sử hạn chế tối đa phát triển nhà chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, trừ dự án tái thiết đô thị, như: cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư để hạn chế tối đa việc gia tăng dân số và quá tải hạ tầng.

Các khu vực còn lại hạn chế tối đa phát triển nhà ở liền kề, biệt thự thấp tầng và tăng tối đa nhà chung cư trong các dự đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất.

Khi lập, phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và quỹ đất dự trữ phát triển phục vụ việc cải tạo, xây dựng lại nhà ở chung cư trong tương lai khi hết thời hạn sử dụng, tỷ lệ đất hạ tầng kỹ thuật (thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, thông tin liên lạc...), hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

Thực hiện rà soát theo quy định đối với các quy hoạch đã được phê duyệt nhưng thời gian thực hiện kéo dài, thiếu khả thi để báo cáo cấp thấm quyền xem xét, quyết định. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghệ nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong khu vực nội thành không phủ hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Rà soát, tổng hợp quỹ đất trên địa bàn Thành phố, đề xuất thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và đấu giá quyên sử dụng đất, tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triên khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.

Nguồn vốn của Chương trình

Theo Tờ trình, giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố khoảng 437.000 tỷ đồng.

Vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng. Nhu cầu vốn ngân sách khoảng 6.900 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động xã hội từ doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoặc nguồn vốn tích luỹ thu nhập của các hộ gia đình.

Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở khoảng 363.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 8.037 tỷ đồng.

7 nội dung quan trọng được lấy ý kiến
Bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp và việc làm cho Nhân dân
8 mục tiêu Hà Nội triển khai trong 6 tháng cuối năm

Nhật Nam

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.