Nga thực hiện chuyển xuất khẩu dầu mỏ khỏi châu Âu

Đây là thông tin được phía Nga cho biết sau khi các lệnh trừng phạt được phương tây áp dụng đối với lĩnh vực năng lượng của Moscow.
Nga thực hiện chuyển xuất khẩu dầu mỏ khỏi châu Âu
Nga chuyền dần xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu.

Theo đó, ngày 16/6 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Nga - Alexander Novak cho biết nước này có thể chuyển xuất khẩu năng lượng từ các khách hàng châu Âu để hướng đến các nước như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm bù đắp những thiệt hại về doanh số.

Hiện tại, ông Novak cho biết các đường ống hiện tại chủ yếu là hướng đến thị trường châu Âu nên sẽ cần phải có thời gian để Nga phát triển các đường ống và tuyến cung ứng đến các thị trường mới.

Doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch là nguồn chủ yếu để Nga đảm bảo tình hình tài chính. Trung bình giá xuất khẩu nhiên liệu của Nga cao hơn khoảng 60% so với năm ngoái, dù dầu của Nga đang thấp hơn thị trường thế giới khoảng 30%.

Trong khi đó, một nửa lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) từ Nga, khiến khối này cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi nguồn cung gián đoạn.

Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí cấm vận dầu mỏ từ Nga, theo đó có thể giảm 90% lượng dầu Nga xuất sang châu Âu.

Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng khi vật lộn với bài toán chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga. Trong 100 ngày của cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhập khẩu khí đốt từ Nga vào EU giảm 23%.

Nhưng điều này đã khiến giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng mạnh. Hợp đồng khí tự nhiên kỳ hạn trên trung tâm giao dịch TTF có trụ sở tại Hà Lan đã tăng lên hơn 1.300 USD/1.000 m3, đánh dấu mức tăng gần 25%, lần đầu tiên kể từ ngày 27/4.

Phó Thủ tướng Nga dự báo kế hoạch giảm nhập khẩu dầu mỏ có thể dẫn tới khan hiếm các sản phẩm dầu trên thị trường châu Âu, và khối này sẽ phải trả thêm 400 tỷ USD vì giá năng lượng tăng và có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm các sản phẩm dầu mỏ.

Mỹ nâng lãi suất "khủng" để kiềm chế lạm phát tăng
Dù chịu nhiều lệnh trừng phạt, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ dầu khí

Tuấn Khang

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.