Vì sao Hoa hậu Hòa bình thế giới 2022 bỏ phần thi áo tắm?

Mới đây, thông tin cuộc thi Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình thế giới) sẽ huỷ bỏ phần thi áo tắm khiến các fan sắc đẹp không khỏi tiếc nuối. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ hiểu vì nước chủ nhà cuộc thi năm nay là Indonesia - quốc gia rất khắt khe với các hoạt động trình diễn áo tắm.
Vì sao Hoa hậu Hòa bình thế giới 2022 bỏ phần thi áo tắm?
Thùy Tiên - đương kim Hoa hậu Hòa bình thế giới

Mới đây, ông Ivan Gunawan - Giám đốc quốc gia của cuộc thi Miss Grand Indonesia và cũng là đại diện của quốc gia đăng cai cuộc thi Miss Grand International đã xác nhận thông tin này với truyền thông.

Điều này khiến các fans sắc đẹp không khỏi bất ngờ và tiếc nuối bởi phần thi áo tắm là một trong những phần thi hấp dẫn nhất của các cuộc thi sắc đẹp. Việc bỏ phân thi áo tắm tại Hoa hậu Hòa bình thế giới năm nay có thể khiến sức hút của cuộc thị bị giảm đi đáng kể.

Lý do khiến cuộc thi này năm nay bỏ phần thi áo dài là bởi Indonesia được biết đến là quốc gia Hồi giáo, rất khắt khe với các hoạt động trình diễn áo tắm. Đài truyền hình quốc gia Indonesia cũng từng nhiều lần phải làm mờ những bộ trang phục gợi cảm khi phát sóng đêm chung kết của các cuộc thi hoa hậu. Nhiều khả năng, phần thi áo tắm sẽ được thay vào đó sẽ là trang phục thể thao để tôn trọng tín ngưỡng và truyền thống địa phương.

Trước Hoa hậu Hòa bình thế giới, cuộc thi Hoa hậu Thế giới là cuộc thi nhan sắc quốc tế đầu tiên trong lịch sử bỏ trang phục áo tắm (năm 2013). 137 thí sinh của mùa giải năm đó phải mặc trang phục kín đáo hơn như sarong.

Sau đó, từ năm 2015, cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã duy trì việc loại bỏ phần thi trình diễn áo tắm trong format cuộc thi và tập trung vào các dự án nhân ái, từ thiện, xã hội của các thí sinh.

Cuộc thi sắc đẹp Miss America cũng tuyên bố bỏ phần thi trình diễn áo tắm từ năm 2019 vì cho rằng "không nên đánh giá phụ nữ qua vẻ bề ngoài".

Vì sao Hoa hậu Hòa bình thế giới 2022 bỏ phần thi áo tắm?
Đại diện Việt Nam đã có 1 năm đương nhiệm rất thành công

Thùy Tiên - Đại diện Việt Nam hiện đang là đương kim Hoa hậu Hòa bình thế giới. Cô đã rất thành công ở cương vị hoa hậu, nhận được nhiều lời khen ngợi từ công chúng cũng như Chủ tịch của cuộc thi - ông Nawat.

Trong buổi livestream tại cuộc thi Miss Grand Thailand 2022 mới đây, chủ tịch Nawat đã dành những lời ngợi khen cho Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước các thí sinh. "Tiên giỏi lắm. Tiên có thể tự làm mọi việc bằng chính bản thân mình, không cần tôi phải nhắc nhở. Tiên biết rõ nhiệm vụ của mình, luôn đúng giờ trong các sự kiện", ông Nawat nhấn mạnh.

Ông Nawat cũng nhắn nhủ dàn thí sinh Miss Grand Thailand 2022 hãy tìm kiếm cơ hội để tỏa sáng: "Các em phải tự tìm cơ hội cho bản thân mình. Thấy Queen Tiên không? Tiên cũng từng outtop ở một cuộc thi khác, nhưng sau này lại là người chiến thắng của Miss Grand International. Thế nên, sự cố gắng chưa bao giờ phụ lòng bất cứ ai. Và Tiên nói tiếng Anh tốt lắm, Tiên đi Latin với tôi, Tiên nói chuyện được với tất cả mọi người. Đến mức tôi cảm thấy mình không cần phải chuẩn bị gì thêm cho Tiên nữa. Tiên thông minh lắm".

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế được tổ chức lần đầu vào năm 2013 với thông điệp "Chấm dứt chiến tranh và bạo lực". Người đẹp đăng quang sẽ tham gia các hoạt động kêu gọi hòa bình, đến các quốc gia trên thế giới nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về xóa bỏ xung đột cũng như tầm quan trọng của hòa bình.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm, Hoa hậu Hòa bình thế giới sẽ được tổ chức tại 2 thành phố lớn ở Indonesia là Bali và Jakarta vào tháng 10 tới. Dự kiến, cuộc thi kéo dài từ ngày 3/10 đến 25/10. Hiện, đã có 29 quốc gia cử đại diện tham dự. Đêm chung kết cuộc thi dự kiến diễn ra vào ngày 25/10.

Cty Sen Vàng - đơn vị nắm bản quyền cử đại diện tham dự Hoa hậu Hòa bình thế giới hiện đang rục rịch chuẩn bị tổ chức cuộc thi trong nước để tìm kiếm đại diện Việt Nam tham gia đấu trường sắc đẹp này.

Thùy Tiên xuất sắc đăng quang Hoa hậu Hòa bình thế giới
Không cần bình chọn, Thùy Tiên vẫn lọt top 10 Hoa hậu Hòa bình thế giới
Hoa hậu Thùy Tiên vinh dự gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Văn hóa

An Nhiên

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.