Tác động tích cực từ việc xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Hà Nội

Bài cuối: Tác động tích cực từ việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp

Đánh giá, công nhận các phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tiếp cận pháp luật là công tác được UBND các quận trên địa bàn TP Hà Nội chú trọng thực hiện nhiều năm qua. Nhờ đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo quyền được tiếp cận các quy định pháp luật của công dân đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thi hành pháp luật trên địa bàn.
Bài cuối: Tác động tích cực từ việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp
Bộ phận một cửa tại phường Văn Quán, quận Hà Đông

Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

Tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, ngay từ đầu năm, UBND các phường thuộc quận đã ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng và đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức họp triển khai thực hiện công tác, phân công cho cán bộ, công chức các bộ phận chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ các chỉ tiêu để thực hiện theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật.

Kết quả, công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2021 đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể, 13/13 phường có kết quả thẩm định trên 90 điểm, 100% phường trên địa bàn quận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021.

Bài cuối: Tác động tích cực từ việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp
Quận Bắc Từ Liêm thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân

Điểm số của các phường đều được các thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận Bắc Từ Liêm căn cứ vào kết quả thực hiện trong năm và tài liệu kiểm chứng kèm theo, cân nhắc điểm số của từng tiêu chí đánh giá, cụ thể: phường Phú Diễn (phường loại 1) đạt 98/100 điểm, phường Thượng Cát (phường loại 2) đạt 97.99/100 điểm, phường Đức Thắng (phường loại 1) đạt 97.5/100 điểm…

Đặc biệt trong năm 2021, không có phường nào có cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ, hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

Tại quận Long Biên, tác động tích cực nhất sau 4 năm triển khai công tác xây dựng phường chuẩn tiếp cận pháp luật đó là người dân được tiếp cận các quy định pháp luật thuận lợi và hiệu quả hơn, cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, ngành của quận, UBND các phường đã có chuyển biến về nhận thức và có sự quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác này.

Việc triển khai xây dựng và đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của quận đã dần đi vào nền nếp, thực chất hơn, đặc biệt các tài liệu kiểm chứng cơ bản đã đảm bảo theo quy định của pháp luật. Năm 2019, 14/14 phường trên địa bàn quận có điểm số đủ điều kiện được công nhận phường chuẩn tiếp cận pháp luật.

Phường Văn Quán (quận Hà Đông) là phường 4 năm liên tiếp đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn phường Văn Quán, kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa. Tổng số điểm đạt 98/100 điểm, trong đó, 2 điểm trừ ở tiêu chí công tác hòa giải ở cơ sở.

Những năm qua, phường Văn Quán được người dân đánh giá cao trong công tác thực hiện thủ tục hành chính như: Số ý kiến hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là 100%; Số ý kiến hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là 100%.

Đánh giá về kết quả thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn phường Văn Quán, UBND phường cho biết, việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật có những tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã.

Cụ thể, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc trên địa bàn phường.

Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật.

Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

Vẫn còn những vướng mắc, hạn chế

Tại phường Văn Quán, bên cạnh kết quả tích cực, thực hiện rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, chấm điểm các tiêu chí còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Lý do là đội ngũ cán bộ tư pháp kiêm nhiệm nhiều vai trò, phần việc, chưa được tập huấn nhiều về quy trình rà soát, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong khi, phường Văn Quán là phường loại 1 có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng nhanh, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bài cuối: Tác động tích cực từ việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp
Ở quận Bắc Từ Liêm, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật nhận định, công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại UBND các phường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu kiểm chứng của các phường còn gặp nhiều khó khăn bởi số lượng hồ sơ ban hành lớn và do nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham mưu thực hiện

Còn ở quận Bắc Từ Liêm, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật nhận định, công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại UBND các phường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu kiểm chứng của các phường còn gặp nhiều khó khăn bởi số lượng hồ sơ ban hành lớn và do nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham mưu thực hiện.

Nhiều nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí chưa xác định cụ thể tài liệu kiểm chứng; việc thực hiện một số chỉ tiêu của một số phường còn chưa đảm bảo, một số phường bố trí kinh phí cho công tác hòa giải cơ sở còn thấp hơn so với quy định, điển hình như phường Xuân Đỉnh, phường Cổ Nhuế 1 (hỗ trợ kinh phí hoạt động là 50.000đ/tổ/tháng)...

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại đó là do kinh phí phân bổ ngân sách cho UBND các phường còn chưa đồng đều; ý thức của một số bộ phận công chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao, dẫn đến hiệu quả công việc đôi lúc chưa kịp thời.

Để công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, UBND quận Bắc Từ Liêm cần tập trung chú trọng các nội dung như:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng; đánh giá tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các phường trong việc xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở... để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến Quyết định số: 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số: 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho mọi đối tượng bằng hình thức phù hợp, phong phú và đa dạng.

Ban hành các văn bản chỉ đạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn UBND phường xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tài liệu phát cho nhân dân để nâng cao nhận thức và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Thực hiện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận và xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng phù hợp với quy định của pháp luật mới để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của Hội đồng.

Bài cuối: Tác động tích cực từ việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh

Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các phòng, ngành có liên quan, các thành viên của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận trong việc xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, đấu tranh, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật, tạo công ăn việc làm cho nhân dân...

Có thể thấy, việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động tích cực đến việc cải thiện và nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn quận.

Chính vì vậy, trong năm 2022, công tác đánh giá tiếp cận pháp luật được UBND quận Bắc Từ Liêm xác định là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Tư pháp; thực hiện theo thẩm quyền các nhiệm vụ của công tác xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đưa pháp luật đến với từng người dân thông qua hoạt động lồng ghép vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để từng bước đưa tinh thần, nội dung công tác đánh giá tiếp cận pháp luật đến cán bộ và người dân ở cơ sở.

Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất
Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%

Xuân Thanh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.