Tác động tích cực từ việc xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Hà Nội

Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%

Triển khai việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương, năm 2021, Hà Nội có 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%
Theo báo cáo kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của UBND TP Hà Nội, năm 2021, TP Hà Nội có 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,2%

Theo báo cáo kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của UBND TP Hà Nội, năm 2021, TP Hà Nội có 557/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,2% tương đương kết quả công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận năm 2020 (năm 2020, 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,37%, cao hơn năm 2019 với tỷ lệ 93,5 %).

Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100% như: Long Biên, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ.

Một số quận, huyện có số xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ thấp như: Chương Mỹ (26/32 xã, thị trấn), Hà Đông (14/17 phường), Thạch Thất (20/23 xã, thị trấn), Sơn Tây (13/15 xã, thị trấn), Thanh Trì (15/16 xã, phường, thị trấn), Ba Đình (13/14 phường), Hoàn Kiếm (17/18 phường), Mê Linh (17/18 xã, thị trấn), Đan Phượng (15/16 xã, thị trấn), Hoài Đức (19/20 xã, thị trấn), Gia Lâm (21/22 xã, thị trấn), Ba Vì (30/31 xã, thị trấn).

Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh quận Tây Hồ

Có 22/579 xã, phường, thị trấn không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 3,8%) gồm các đơn vị: Quận Hoàn Kiếm (Phường Hàng Buồm), quận Hoàn Kiếm (Phường Vĩnh Phúc); quận Hà Đông (Phường Hà Cầu, Biên Giang, Phú Lương), huyện Thanh Trì (xã Tả Thanh Oai), huyện Chương mỹ (thị Trấn Chúc Sơn, xã Đồng Phú, xã Tốt Động, xã Đông Phương Yên, xã Thượng Vực, Xã Hồng Phong), thị xã Sơn Tây (xã Cổ Đông, xã Sơn Đông); huyện Đan Phượng ( xã Thọ An), huyện Gia Lâm (xã Lệ Chi), huyện Hoài Đức (xã An Thượng), huyện Ba Vì (xã Vật Lại), huyện Mê Linh (xã Tráng Việt), huyện Thạch Thất (xã Phú Kim, xã Kim Quan, xã Yên Trung).

Tại các xã, phường, thị trấn không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, phần lớn do có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên vì vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ và có 3 xã huyện Thạch Thất không gửi hồ sơ lên UBND huyện đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%
Chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại quận Bắc Từ Liêm

Việc đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã, phường, thị trấn trong năm 2021 được đánh giá theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (theo quy định tại Điều 8 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Điều 7 Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/TT-BTP).

Việc thực hiện công nhận, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/TT-BTP được thực hiện từ ngày 1/1/2022.

Theo đánh giá, trong công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn tồn tại, hạn chế như một số đơn vị triển khai đánh giá, chấm điểm và công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn chậm theo quy định.

Kết quả tự đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật của một số xã, phường, thị trấn tại một số địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tiễn; tài liệu kiểm chứng để xác định, chứng minh mức độ tin cậy chưa tổng hợp đầy đủ theo yêu cầu; kết quả đánh giá chưa thực sự phản ánh đúng với tình hình thực tế ở địa phương.

Một số công chức Tư pháp - Hộ tịch của cấp xã chưa thực sự chủ động, kịp thời tham mưu tích cực cho UBND và Chủ tịch UBND cấp xã trong công tác triển khai, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...

Bài 3: Nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%
Trong năm 2022, TP tiếp tục tập trung chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Trong năm 2022, TP tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai các văn bản mới của Trung ương về công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai Quyết định số 25/QĐ-TTg; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định 25/QĐ-TTg; Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 10/9/2021 của UBND TP thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg. Triển khai việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông các chính sách pháp luật liên quan đến người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính.

Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời khắc phục những hạn chế, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đồng thời biểu dương nhân rộng điển hình để đội ngũ cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn TP hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc đánh giá, công nhân xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thành phố sẽ chỉ đạo xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021...

Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất

(Còn nữa)

Xuân Thanh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.