Tác động tích cực từ việc xây dựng xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Hà Nội

Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngay từ đầu năm 2022, các quận trên địa bàn TP Hà Nội đều chủ động ban hành kế hoạch xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Hội nghị “Phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 và triển khai thực hiện nhiệm vụ công nhận, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đồng thời xây dựng các kế hoạch bám sát với các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của quận và của Thành phố; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Từ tháng 9/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2001/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021, của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch nhằm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, bảo đảm tính khả thi.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí của Hà Nội hoặc các hình thức phù hợp khác về Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành và kết quả triển khai thi hành (chuyên mục, chương trình, phóng sự trên Cổng/Trang tin điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã; đăng tải tin, bài trên các báo viết, báo điện tử... của Trung ương và Hà Nội); ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; hướng dẫn vận hành, áp dụng phần mềm quản lý, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Các giải pháp cụ thể được UBND nêu rõ tại kế hoạch. Cụ thể, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp sẽ tham mưu UBND cùng cấp các giải pháp hỗ trợ địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nội dung và nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền trong tổ chức thực hiện Quyết định (nếu có). Ngoài ra, tham mưu Chủ tịch UBND các cấp thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp hàng năm về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.

Thành phố giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, là trách nhiệm cho các cơ quan liên quan như Sở Nội vụ, Sở Thông tin truyền thông, các Sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị…

Bài 2: Chủ động xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp sẽ tham mưu UBND cùng cấp các giải pháp hỗ trợ địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nội dung và nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Cùng với đó, xác định việc tổ chức đánh giá, công nhận và xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các hình thức tuyên truyền, tiếp cận thông tin pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở nên ngay từ đầu năm, các quận trên địa bàn TP Hà Nội đều chủ động ban hành kế hoạch xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời xây dựng các kế hoạch bám sát với các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của quận và của TP; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

UBND các phường đã tập trung chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực ban hành văn bản tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, các nhiệm vụ cấp trên giao, giải quyết thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện dân chủ ở cơ sở… Qua đó giúp người dân được tiếp cận pháp luật tốt hơn.

Hàng năm, UBND các phường đều tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật, đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở. Cùng vời đó, triển khai thường xuyên công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

(Còn nữa)

Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất Bài 1: Quy định mới tạo điều kiện cho việc thực hiện đồng bộ, thống nhất

Xuân Thanh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.