Thứ sáu 13/09/2024 12:33

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để TP tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10/2023.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải.

Sáng 18/9, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Thành ủy – HĐND - UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Thành phố Hà Nội vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, Văn phòng Thành ủy, các Ban HĐND TP, sở, ban, ngành TP; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố…

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để TP tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10/2023.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 17, từ năm 2021, TP đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND Thành phố đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được báo cáo tại 02 hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nội dung đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những cơ sở quan trọng để Thành ủy đề xuất với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đặt nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để thể chế hóa, tổ chức thi hành Nghị quyết trong thời gian tới.

Căn cứ mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ giải pháp về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và các Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thành phố đã phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương rà soát, lập đề nghị và soạn thảo dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập; nghiên cứu pháp luật về Thủ đô của một số nước; tổ chức các tọa đàm, hội thảo; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến góp ý; tổ chức Hội đồng thẩm định dự án Luật và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ).

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Hải

Các quy định của dự thảo Luật được TP Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở đề xuất của các cấp, ngành TP, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến thảo luận của Thường trực Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội theo Thông báo số 1955/TB-VPQH ngày 14/8/2023 của Văn phòng Quốc hội.

Về mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Với mục tiêu đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo quan điểm:

Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan.

Thứ hai, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.

Thứ ba, bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa tại dự thảo Luật các cơ chế, chính sách cụ thể, thực sự mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh của Thủ đô.

Thứ tư, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền TP.

Thứ năm, kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012; các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để bảo đảm những vấn đề đang đặt ra đối với Thủ đô đã được xử lý, thì không quy định lại tại dự án Luật Thủ đô; nếu chưa được xử lý hoặc nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô thì sẽ đề xuất quy định tại Luật Thủ đô.

Phạm vi điều chỉnh trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật quy định cụ thể và bổ sung các nội dung về tổ chức chính quyền tại Thủ đô, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô và liên kết, phát triển vùng Thủ đô vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Theo đó, Luật Thủ đô quy định về vị trí, vai trò; tổ chức chính quyền; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư; xây dựng, quản lý, bảo vệ Thủ đô và liên kết vùng Thủ đô.

Bố cục của dự thảo Luật gồm 07 chương, 59 điều (tăng 03 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Các quy định được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô đối với hoạt động quản lý điều hành các mặt của đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô. Đặc biệt, bổ sung nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô nhằm giúp cho Luật giữ được hiệu lực áp dụng trong trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau có quy định khác với Luật Thủ đô.

“Luật Thủ đô (sửa đổi) là một đạo luật đặc biệt, có nhiều cơ chế đặc thù, đột phá, có phạm vi tác động rộng, khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành, tác động đến thẩm quyền của nhiều cơ quan Trung ương; một số vấn đề mới, đột phá có nội dung phức tạp, khó về kỹ thuật lập pháp. Chính vì vậy, việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhiều ý kiến khác nhau cả về quan điểm và việc đưa thành những điều luật cụ thể” – Chủ tịch UBND TP nói.

Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 15/9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thủ ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động