Thứ bảy 20/04/2024 03:51
Cẩm nang dành cho cán bộ cơ sở

Xác định ranh giới các vụ việc có thể tiến hành hòa giải tại cơ sở

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hoạt động hòa giải tại cơ sở trong thực tế triển vẫn còn những vướng mắc, nhất là trong công tác xác định vụ việc được tiến hành hòa giải tại cơ sở.

Hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuy nhiên, hoạt động này trong thực tế triển vẫn còn những vướng mắc, nhất là trong công tác xác định vụ việc được tiến hành hòa giải tại cơ sở. Chẳng hạn, hai anh A và B ở cùng xóm với nhau, do có những mâu thuẫn, hiềm khích trong cuộc sống dẫn đến đánh nhau và có gây thương tích. Vậy vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải hay không?

Nếu hòa giải viên có thể hòa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên thì cần được khuyến khích
Nếu hòa giải viên có thể hòa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên thì cần được khuyến khích

Về vấn đề xác định vụ việc hòa giải, pháp luật đã có quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở và Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27-02-2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, phạm vi hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, các vụ việc được tiến hành hòa giải tại cơ sở gồm: Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác). Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn. Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính và các trường hợp không khởi tố hình sự, thay đổi quyết định khởi tố nhưng không bị phạt hành chính...

Việc xác định đâu là ranh giới của các vụ án hình sự còn gặp khó khăn đối với các hòa giải viên. Nên chăng vụ, việc như trên xảy ra, thì hòa giải viên vẫn có thể hòa giải đối với mâu thuẫn, tranh chấp về mặt dân sự giữa các bên; pháp luật chỉ không cho phép hòa giải để miễn trừ (loại bỏ) trách nhiệm về hình sự hoặc hành chính do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Các mâu thuẫn, tranh chấp về dân sự cần khuyến khích hòa giải để các bên hàn gắn tình cảm, chấm dứt hiềm khích, thù oán – những yếu tố có thể làm phát sinh những mâu thuẫn, xung đột mới. Đây cũng chính là mục đích cốt lõi mà pháp luật về hòa giải ở cơ sở hướng đến.

Có ý kiến cho rằng, nếu hòa giải viên có thể hòa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên thì cần được khuyến khích vì họ chỉ hòa giải về mặt dân sự, còn trách nhiệm pháp lý về mặt hình sự và hành chính với Nhà nước thì hòa giải viên không can thiệp. Có nghĩa là, người có hành vi vi phạm pháp luật, nếu được hòa giải về mặt dân sự rồi, thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu hành vi gây thương tích đó phải xử lý về hành chính hoặc hình sự.

Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động