Thứ năm 18/04/2024 20:59

“Triển khai Ngoại giao số của Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 2/11/2022 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm “Triển khai Ngoại giao số của Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị”.
“Triển khai Ngoại giao số của Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị”
Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến

Toạ đàm dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và sự tham gia của đông đảo đại diện các Bộ, ban, ngành, cơ quan làm công tác đối ngoại và thông tin tuyên truyền, một số doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong công tác chuyển đổi số, cùng hơn 80 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị của Bộ Ngoại giao.

Đây là hoạt động góp phần thiết thực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với Bộ Ngoại giao, Tọa đàm giúp triển khai các định hướng quan trọng về ngoại giao số, song hành triển khai cùng Kế hoạch chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định chuyển đổi số đang tạo một sân chơi bình đẳng trên phạm vi toàn cầu, trong đó các nước đều phải đẩy nhanh tiến trình này để không bị tụt hậu. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, ngoại giao số ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu và là công cụ đắc lực để các nước triển khai chính sách đối ngoại, nâng cao tiếng nói, vai trò và vị thế trên thế giới.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị Tọa đàm tập trung trao đổi về các vấn đề liên quan triển khai ngoại giao số, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, và đề xuất biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy triển khai ngoại giao số của Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Tọa đàm, các Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ấn Độ, Úc, Singapore… đã chia sẻ chính sách, kinh nghiệm và thực tiễn triển khai công tác ngoại giao số ở địa bàn.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu các chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số; các thành tựu của Việt Nam trong xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bao gồm đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số. Thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, đại diện Tập đoàn Viettel nêu bật các nhân tố bảo đảm cho thành công trong chuyển đổi số, đặc biệt là nền tảng công nghệ số, cơ sở dữ liệu để phục vụ việc ra quyết định, và chuyển đổi sang tư duy số trong điều hành, quản lý.

Hầu hết các diễn giả đều nhấn mạnh thời gian qua, đặc biệt kể từ sau đại dịch Covid-19, ngoại giao số ngày càng khẳng định vai trò là một phương thức hữu hiệu, bổ trợ cho ngoại giao truyền thống, góp phần mang lại mức độ tương tác chưa từng có giữa các nước.

Theo đó, các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau đều nhanh chóng nắm bắt để có thể triển khai chính sách đối ngoại một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy chuyển đổi số, hợp tác số trở thành một nội hàm ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Công nghệ số hiện nay không còn đơn thuần là một yếu tố kỹ thuật, mà là một lĩnh vực hợp tác ngày càng quan trọng giữa các quốc gia, với nhiều quan hệ đối tác số được thiết lập.

Trên cơ sở đó, các diễn giả đã trao đổi về các vấn đề đặt ra đối với triển khai ngoại giao số Việt Nam, đồng thời đề xuất nhiều khuyến nghị để phát huy nền tảng số trong công tác đối ngoại, bao gồm đầu tư nguồn lực, cải thiện cơ sở hạ tầng, ra quyết định dựa trên dữ liệu, tăng cường cung cấp các dịch vụ công cho người dân trên nền tảng số, đào tạo đội ngũ các nhà ngoại giao tinh thông công nghệ, và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật để triển khai ngoại giao số.

Đồng thời, công tác đối ngoại cần đồng hành, hỗ trợ các bộ ngành, địa phương trong tiến trình chuyển đổi số, đặc biệt là tìm hiểu, tham mưu dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế số toàn cầu, giới thiệu các mô hình công nghệ số của các nước, định hướng cho các bộ ngành địa phương trong tham gia các liên kết số, tận dụng nền tảng số để quảng bá đất nước và đóng vai trò “người bán hàng” đưa các sản phẩm số của Việt Nam đến với người tiêu dùng toàn cầu.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh triển khai ngoại giao phục vụ phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 tháng 12/2021 đã xác định ngoại giao số cũng là một nội hàm ưu tiên thúc đẩy. Trong bối cảnh đó, những nội dung chia sẻ, thảo luận tại Tọa đàm sẽ giúp thúc đẩy việc chuyển đổi số trong triển khai hoạt động đối ngoại của Việt Nam theo hướng bài bản hơn, với chiến lược và định hướng, phương châm, quan điểm cụ thể.

Đồng thời, công tác đối ngoại cũng nỗ lực phát huy vai trò tiên phong trong thúc đẩy hội nhập về các nội hàm và lĩnh vực liên quan công nghệ số, tạo thuận lợi cho sự tham gia của Việt Nam trong các liên kết kinh tế số, cùng các nước định hình luật chơi phù hợp với lợi ích của ta, qua đó góp phần tranh thủ nguồn lực phục vụ giai đoạn phát triển mới của đất nuớc.

Gỡ rào cản tiếp cận việc làm cho người khuyết tật
Tọa đàm “Quyền làm việc của người khuyết tật – Từ chính sách đến thực tiễn”
Toạ đàm “Ứng dụng công nghệ Safe Tech vào trồng răng implant”
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam  Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Sáng 9/4, Đoàn đại biểu cấp cao UBTƯ MTTQ Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã rời Thủ đô Hà Nội bắt đầu chuyến thăm và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Trước phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng này.
Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội thống nhất tăng số lượng HĐND của TP Hà Nội là 125 đại biểu. Đồng thời, cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn thuộc TP Hà Nội.
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt

Các luật gia cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã quy định một số thẩm quyền đặc thù cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội, đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt cho chính quyền HĐND, UBND; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo quản trị đô thị mới có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động