Thứ ba 23/04/2024 15:31

Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1529/QĐ-TTg phê duyệt nội dung thực hiện Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng” đến hết năm 2030.
Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng
Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng

Quyết định quy định 2.500 chỉ tiêu tuyển dụng; thực hiện trong 5 đợt (thời gian thực hiện mỗi đợt là 24 tháng).

Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, trong thời gian công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng, lực lượng trí thức trẻ tình nguyện được hưởng chế độ, chính sách như viên chức quốc phòng có cùng trình độ và đang công tác cùng địa bàn theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 2010 - 2020”.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 174/QĐ-TTg, trong thời gian công tác lực lượng trí thức trẻ tình nguyện được Đoàn kinh tế quốc phòng ký hợp đồng theo quy định, được hưởng mức trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo hệ số lương khởi điểm tương đương như đối với công nhân viên quốc phòng đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công tác trên địa bàn khu kinh tế quốc phòng và các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp quốc phòng an ninh, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, hỗ trợ tiền ăn, tiền điện nước sinh hoạt và quần áo… theo chế độ hiện hành.

Đồng thời, được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; được trang bị phương tiện làm việc theo quy định như đối với cán bộ, công nhân viên quốc phòng; được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi ngành nghề hiện hành như đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cùng nghề công tác cùng địa bàn; được thanh toán tiền công tác phí theo chế độ khoán công tác phí đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện được hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung; được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian tham gia dự án, được miễn nghĩa vụ quân sự khi hoàn thành nhiệm vụ dự án (từ 24 tháng trở lên) và đã tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự cơ bản và được hưởng các chế độ ưu đãi khác do đơn vị quản lý, địa phương và các bộ, ngành quy định…

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ dự án (24 tháng), lực lượng trí thức trẻ tình nguyện được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4, Khoản 2 Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các quy định của pháp luật có liên quan.

Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng” được thực hiện từ năm 2010 với mục tiêu phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của trí thức trẻ đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn các khu kinh tế quốc phòng.

Nhiệm vụ của lực lượng trí thức trẻ tình nguyện là tham gia các hoạt động góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục; tổ chức mở lớp tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xóa mù chữ phổ cập giáo dục; tham gia thực hiện các chính sách xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới và đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương; tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn…

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: thông báo về việc treo cờ Tổ quốc

Hà Nội: thông báo về việc treo cờ Tổ quốc

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 353/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện TOD

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện TOD

Nhiều chuyên gia cho rằng, sửa đổi Luật Thủ đô là cơ hội để Hà Nội thực hiện TOD - một mô hình phát triển lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
Không nên quy định “cứng nhắc” về mật độ dân số, chiều cao công trình trong đô thị

Không nên quy định “cứng nhắc” về mật độ dân số, chiều cao công trình trong đô thị

Đó là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phiên họp sáng 22/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động