e magazine
05:00 | 13/11/2023
Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô

05:00 | 13/11/2023

Sau phiên thảo luận tổ vào chiều 10/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia quá trình xây dựng Luật từ sớm.
Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô

Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù với Thủ đô

Sau phiên thảo luận tổ vào chiều 10/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia quá trình xây dựng Luật từ sớm.

Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham gia góp ý tại tổ vào chiều 10/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV

Thảo luận tại tổ vào chiều 10/11, góp ý quy định về mô hình tổ chức chính quyền của TP Hà Nội quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, khi tiến hành tổng kết các Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cho thấy mô hình chính quyền đô thị như của Hà Nội phù hợp hơn bởi chỉ bỏ HĐND ở cấp phường, còn chính quyền ở nông thôn thì vẫn giữ nguyên. Thành phố đã lựa chọn mô hình để quy định trong Luật. “Luật hóa nội dung này trong dự thảo có thể nói đã tương đối chín”- Chủ tịch Quốc hội nói.

Về số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội, Dự thảo Luật đề xuất tăng từ 90 lên 125 đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua nghiên cứu kỹ, nội dung này hoàn toàn phù hợp Nghị quyết của Trung ương bởi khi không tổ chức HĐND ở cấp phường, Hà Nội giảm được khoảng 6.000 người mà chỉ đề xuất tăng có 35 người.

“Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND TP, việc phân cấp, phân quyền cho HĐND TP là cần thiết thí điểm để sau này tổng kết, đánh giá. Tới đây, cần nghiên cứu thể chế hóa, quy định một số quyền hạn riêng, phù hợp cho Thường trực HĐND TP”- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Sự chủ động của

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội

Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô

Theo bà Phạm Thị Thanh Mai, một số đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội đã tham gia, là thành viên Ban Chỉ đạo của Thành ủy do Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội là Trưởng ban Chỉ đạo.

Từ năm 2022, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chủ động phối hợp với UBND TP tổ chức hội nghị tọa đàm về "Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)"; tham gia đóng góp ý kiến đánh giá tác động của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi) và Đề cương chi tiết của Luật…

Sau khi Quốc hội thông qua việc bổ sung Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, công tác lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh việc lấy ý kiến trước Kỳ họp thứ 6, tiếp xúc cử tri thường kỳ, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tổ chức 2 hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về Luật Thủ đô (sửa đổi). Từ đó, đã lắng nghe ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà khoa học, công nhân, người lao động về Dự thảo Luật.

Một số đại biểu Quốc hội trên cương vị công tác của mình đã tham gia, tổ chức một số cuộc tọa đàm; hội thảo về cơ chế, chính sách đề xuất tại Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sau khi nghe Tờ trình và thảo luận tại tổ vào chiều 10/11, nhìn chung, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Ban soạn thảo, mà trực tiếp là Bộ Tư pháp, TP Hà Nội và cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chuẩn bị hồ sơ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) rất công phu, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và gửi hồ sơ tài liệu đến Quốc hội từ sớm, bảo đảm thời gian cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Các đại biểu Quốc hội đều thống nhất sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô, trong đó có nội dung mới để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ 6, cơ quan chủ trì thẩm tra và Ban soạn thảo, TP Hà Nội sẽ chắt lọc, xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với chất lượng cao nhất trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô trong tiến trình đi lên của đất nước.

đẩy mạnh

phân quyền cho chính quyền Thành phố

Tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô
Với các thông điệp “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”, “Phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh”, “Duyên dáng áo dài Hà Nội”, “Hà Nội - đến để yêu”… các hoạt động trình diễn và diễu hành áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” năm 2023 mang đến màu sắc mới mẻ, thêm nét hấp dẫn du khách của Hà Nội).

Với hơn 100 nhiệm vụ dự kiến tăng thêm, việc củng cố tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của HĐND TP, HĐND quận, thị xã là cần thiết.

Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội như đề xuất trong Dự thảo Luật là sự kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, đã được đánh giá hiệu quả tích cực, có tính khả thi từ thực tiễn nhằm tăng tính chủ động, trách nhiệm, nâng cao chất lượng của hoạt động giám sát, ban hành các nghị quyết để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của HĐND, các ban HĐND.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tán thành việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP trong việc quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, ví dụ như phân quyền theo HĐND TP quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP, quận, huyện, thị xã hay quy định phân quyền trong việc quyết định biên chế tăng thêm trên cơ sở khung danh mục vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quy định từ nguồn biên chế dự phòng và khả năng cân đối ngân sách của TP Hà Nội…

Nội dung: Hoa Đỗ

Ảnh: Khánh Huy

Trình bày: Duy Anh