e magazine
00:27 | 06/03/2024
Phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng: điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

00:27 | 06/03/2024

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương được ActionAid Việt Nam triển khai chương trình Phòng chống Thiên tai dựa vào cộng đồng từ năm 2007. Những tín hiệu tích cực từ huyện địa đầu Tổ quốc đang cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và thiết thực, dựa trên những nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương.
(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam triển khai Chương trình Phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng từ năm 2007. Những tín hiệu tích cực từ huyện địa đầu Tổ quốc đang cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và thiết thực, dựa trên những nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương.

Hỗ trợ của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam với Hà Giang trong gần 2 thập kỷ

Quản Bạ là một huyện biên giới nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh Hà Giang. Huyện có 12 xã và 1 thị trấn, 107 thôn bản, 5 xã biên giới với 21 thôn giáp biên; có 9 xã đặc biệt khó khăn. Diện tích 54,32Km222, dân số trên 57.000 người, Có 18 dân tộc (DT), trong đó DT Mông chiếm 60%, hộ nghèo 6.627 hộ = 31.973 khẩu, chiếm 52,73%; hộ cận nghèo 1.613 hộ = 7.399 khẩu, chiếm 12,84%. Đặc biệt Quản Bạ là địa phương có dân tộc Bố Y chiếm 1,3%, tỷ lệ phụ nữ tham chính ở cấp huyện hơn 30%.

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam triển khai Chương trình Phòng chống thiên tai (PCTT) dựa vào cộng đồng từ năm 2007.

Theo đó, hàng năm mọi thôn bản tham gia chương trình đều tổ chức sử dụng công cụ đánh giá rủi ro có sự tham gia (PVA) để lập kế hoạch PCTT dựa vào cộng đồng. Đến nay, 100% các xã tham gia chương trình đều có kế hoạch PCTT chủ động và có thể kết nối dễ dàng với ngân sách và hoạt động của Phòng Nông nghiệp huyện, là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực chuẩn bị và ứng phó với thiên tai cấp địa phương.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Khác với miền xuôi các hiện tượng thiên tai phần lớn là ngập lụt nên cần đầu tư hệ thống đê điều, thì ở Hà Giang chủ yếu là sạt lở đất, đá. Việc cảnh báo sớm và tăng cường công tác phòng ngừa là cần thiết. Trong đó việc cải thiện và phát triển hệ thống thông tin về rủi ro thiên tai cho cộng đồng cần được ưu tiên. Huyện đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, tích cực quan tâm theo dõi các bản tin, cảnh báo từ cơ quan chuyên môn để có các hành động thiết thực, cụ thể trong việc thực hiện các hoạt động PCTT tai trên địa bàn” – ông Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, cho biết.

Từ năm 2007 tới nay, được sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và sự hợp tác chặt chẽ của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam với UBND huyện Quản Bạ và sự quan tâm ủng hộ, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ chính quyền từ tỉnh đến huyện và từ huyện đến các phòng ban, các xã, thị trấn; sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và sự ủng hộ hợp tác của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cộng đồng thôn bản trong vùng dự án… nên hoạt động dự án hàng năm đã được triển khai thuận lợi và đạt kết quả cao.

(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Các hoạt động được triển khai trên địa bàn đều là những hoạt động thiết thực và được xây dựng bởi cộng đồng nên khi triển khai được cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương đồng lòng ủng hộ và nhiệt tình tham gia.

Chương trình đã hỗ trợ, lan tỏa tới hơn 40.000 lượt người, trong đó có 11.152 trẻ em từ 6-14 tuổi chủ động phòng và chống thiên tai tại cộng đồng theo thống kê từ năm 2016 đến 2023.

Những điểm sáng từ Quản Bạ

Những năm qua, chương trình hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho bà con tại Quản Bạ, Hà Giang trong công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường bền vững là công tác được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đặc biệt coi trọng.

Những sáng kiến, ý kiến, kinh nghiệm thực tế của bà con địa phương được nhìn nhận, đánh giá cụ thể để đưa đến những công trình thiết thực, có ý nghĩa tại cơ sở. Thực địa tại thôn Suối Vui và Bản Thăng (xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang), Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đã hỗ trợ hai công trình là hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, cầu chống lũ và nhận được nhiều tín hiệu tốt tại địa phương.

Anh Phàn Trần Phúc, Bí thư Đoàn xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ) cho biết, hiện tại, những công trình do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ hiện đang thể hiện rõ hiệu quả mang lại với bà con địa phương. Cụ thể tại thôn Suối Vui, xã Tùng Vài, do đặc thù của địa phương, điện lưới thường chập chờn, hệ thống đèn đường chạy qua khu vực trung tâm xã và các điểm khác tuy được trang bị nhưng không phát huy được hiệu quả, đèn đường thường bị chập cháy, bà con đi lại trong đêm tối thường xuyên chịu cảnh không có đèn đường rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, hệ thống đèn đường sử dụng đường dây điện chằng chịt, những mùa mưa bão nguy cơ gãy đổ cùng với đường dây điện gây nguy hiểm tăng cao.

“Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Ban quản lý dự án, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, thanh niên thôn Suối Vui, xã Tùng Vài đã đề xuất các sáng kiến về bảo vệ môi trường, PCTT, sinh kế.

Tuy nhiên sau khi tổ chức họp với các bên và lấy ý kiến, sáng kiến đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời dựa trên các tiêu chí như tính cấp thiết; tác động được đến nhiều người; nằm trong ưu tiên của xã; được cộng đồng, bà con, thanh niên ủng hộ và sẵn sàng tham gia; được dự án hỗ trợ tài chính. Vừa qua, dự án đã hỗ trợ lắp đặt 28 bộ đèn đường năng lượng mặt trời, hoạt động rất tốt, đèn đường được hẹn giờ mở và tắt. Mỗi một bộ đèn sau khi được sạc một ngày sẽ đủ năng lượng hoạt động từ 7-8 tiếng. Bà con rất vui mừng khi đi đường đêm không còn chịu cảnh tối tăm nữa” – Bí thư Đoàn xã Tùng Vài nói thêm.

Tháng 10/2023, hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại thôn Suối Vui đã được bàn giao trong sự vui mừng của người dân địa phương. Theo các đoàn viên, thanh niên thôn Suối Vui, hệ thống đèn có tác động tích cực, giúp hạn chế tai nạn giao đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế các tệ nạn xã hội, nâng cao sự an toàn cho cộng đồng, xây dựng tuyến đường an toàn cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái sinh sống ở dọc tuyến đường.

Dự án góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng năng lượng sạch và bền vững, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tìm giải pháp tốt nhất về năng lượng tái tạo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người dân và chính quyền địa phương trong việc đóng góp vào các hành động thiết thực để bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Ở cách đó không xa là thôn Bản Thăng có 145 hộ dân với gần 700 nhân khẩu gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Nơi đây đã từng là một trong những địa phương khó khăn và đứng trước nguy cơ biệt lập mỗi mùa mưa lũ. Trường học cho trẻ em các cấp đều đã xuống cấp và ngập nước khi mùa mưa lũ đến.

Thôn có 1 điểm trường mầm non, 1 điểm trường tiểu học được xây dựng trên cùng một khu đất. Tuy nhiên, các phòng học đã xuống cấp nhiều năm và sân trường thường xuyên bị ngập trong làn nước vào mỗi mùa mưa lũ. Xã Tùng Vài chỉ có 1 trường THCS nên việc tiếp tục đi học sau tiểu học là rất khó khăn đối với trẻ em đang sinh sống tại thôn Bản Thăng.

Theo chị Thèn Thị Thiêng (thôn Bản Thăng), khó khăn của thôn là mỗi mùa mưa lũ, nước sông dân cao và nước rất dữ cô lập cả một thôn với hơn trăm hộ dân, người lớn không thể đi làm, ảnh hưởng mùa màng lúa nước, trẻ em thì phải nghỉ học.

Cây cầu cũ ở thôn Bản Thăng được xây dựng từ năm 2012 từ 2 thanh dầm sắt hình chữ l, được tháo ra từ cầu hỏng trên quốc lộ 4C. Do chính quyền xây cầu mới tại quốc lộ 4C nên người dân thôn Bản Thăng đã xin phép đưa dầm sắt cũ về để xây dựng cây cầu tạm này. Cho đến năm 2020, cây cầu đã được sử dụng 8 năm. Tuy nhiên, do chất lượng xây dựng kém và tạm bợ, cây cầu đã nhanh chóng bị xuống cấp.

“Gọi là cầu nhưng ngày trước chúng tôi chỉ có 2 thanh sắt tạm bắc qua sông, hàng ngày đi về là qua đó. Mỗi mùa mưa lũ là cả thôn không đi đâu được, nội bất xuất, ngoại bất nhập, trẻ mầm non, tiểu học thì học trong thôn được còn trẻ cấp 2 là phải đợi hết lũ rồi mới được đi học” - chị Thèn Thị Thiêng kể lại.

(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Trước những nhu cầu cấp thiết của bà con tại địa phương, việc đầu tư xây dựng cầu bê tông cốt thép tại thôn Bản Thăng sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho trẻ em địa phương một con đường đến trường an toàn và tạo điều kiện cho các em tiếp tục học tập, giúp người dân địa phương tiếp cận các dịch vụ công cộng dễ dàng hơn, đa dạng hóa cơ hội việc làm, đồng thời giảm thiểu những thách thức về an toàn và an ninh, giúp trao quyền cho cộng đồng vì môt tương lai tốt đẹp hơn.

Cuối năm 2022, cây cầu bê tông cốt thép dài 9m, rộng 2,5m nối liền 2 bờ của thôn Suối Vui kết nối với trục đường liên xã Tùng Vài đã được hoàn thiện và bàn giao trong sự mong chờ háo hức của người dân. Cho tới nay, các con đường dẫn vào Bản Thăng và đường đất trong xóm giờ đã được đổ bê tông tương đối bằng phẳng.

Chị Thèn Thị Trâm (thôn Bản Thăng) vui mừng kể: “cây cầu thép xưa vẫn còn ở dưới cây cầu mới này này. Từ ngày có cầu mới, người dân trong thôn đi lại yên tâm hơn, dù đêm tối hay mưa lũ cũng không lo nữa. Ngày trước mà mưa lũ một cái là cuốn trôi ngập hết. Bây giờ thì bà con vui mừng, yên tâm lắm rồi”.

Cháu Lù Thị Ngọc Hân (11 tuổi, thôn Bản Thăng): “ngày trước, mỗi lần mưa lũ ngập cầu sợ bị ngã lắm, đi phải xắn quần, đi nguy hiểm, ngã là chết đuối. Bây giờ có cái cầu này, đi dễ hơn, không sợ lũ nữa. Chúng con cũng đi khắp nơi dễ hơn nữa”.

Cây cầu chống lũ tại thôn Bản Thăng được tài trợ từ Khách sạn JW Marriot Hà Nội, thông qua Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam thực hiện có giá trị gần 300 triệu đồng, người dân tại địa phương cùng đóng góp ngày công thực hiện gần 90 triệu đồng.

(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ
Hướng đi đúng đắn và thiết thực

Vừa qua, tại huyện Quản Bạ, Văn phòng Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) phối hợp với Văn phòng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai”.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng Chủ tịch đối tác chia sẻ việc xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai cần gắn với các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong quản lý rủi ro thiên tai với các nguồn lực sẵn có và mục tiêu chiến lược của các thành viên đối tác, qua đó nhấn mạnh việc tham gia tích cực của các thành viên đối tác giúp định hình lại những ưu tiên chung của kế hoạch.

Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh: "kế hoạch 5 năm tới với mục đích tăng cường khả năng chống chịu của Việt Nam thông qua việc nhấn mạnh vào các lĩnh vực chính như chính sách đồng bộ, lập kế hoạch phát triển có tính đến yếu tố rủi ro và nâng cao nhận thức của cộng đồng và các lĩnh vực khác. Những hiểu biết sâu sắc của các thành viên Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình các ưu tiên và định hướng con đường chung của Đối tác. Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai như cốt lõi của quá trình phát triển của Việt Nam, giảm thiểu rủi ro thiên tai là điều rất cần thiết".

“Chúng ta không thể thực hiện công tác PCTT nếu như không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người dân. Chính từ những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức của người dân địa phương, chúng ta có được những biện pháp, giải pháp ứng phó nhằm khắc phục những điểm yếu trong công tác PCTT của địa phương. Đây là cách làm hay, hướng tiếp cận thiết thực của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tại tình hình thực tế địa phương, cụ thể là tại Quản Bạ, Hà Giang” – bà Pauline Tamesis cho biết thêm.

Nhà Báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cho rằng, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, với mức độ rủi ro thiên tai khác nhau, gia tăng mức độ tổn thương đối với cộng đồng trước, trong và sau thiên tai. Điều này đặt ra yêu cầu đối với chính quyền các cấp và người dân trong thay đổi chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.

Từ năm 2021, Quỹ Hỗ trợ xhương trình dự án an sinh xã hội Việt Nam phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ triển khai một số chương trình, dự án phát triển cộng đồng và phòng chống thiên tai tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Năm 2023, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam vinh dự trở thành thành viên thứ 27 và là thành viên quốc tế thứ 23 của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

"Cần chủ động lập kế hoạch và sẵn sàng hành động sớm, ứng phó khẩn cấp với thiên tai; tăng cường thông tin sớm về rủi ro thiên tai và nâng cao năng lực người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, thanh niên trong chủ động phòng, chống thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Chúng tôi cam kết thực hiện các mục tiêu chung mà đối tác và các thành viên đang tích cực hướng đến. Chúng tôi mong muốn đem các kinh nghiệm của mình với cộng đồng chia sẻ đến các thành viên đối tác, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này" - ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, cho biết: “Chương trình PCTT của tổ chức tập trung vào 3 mảng là chuẩn bị, ứng phó và phục hồi, các chương trình của chúng tôi đều thực hiện cả 3 mảng này, tuỳ vào tình hình thực tế và điều kiện của từng địa phương. Về phần ứng phó, chúng tôi hướng đến việc chuẩn bị và nâng cao năng lực cho cộng đồng, để cộng đồng nắm bắt được thiên tai tại vùng mình có những gì để họ chủ động xác định được và làm tốt phần chuẩn bị. Như tại xã Tùng Vài, người dân nhận định rất rõ việc địa phương có những loại hình thiên tai gì và chủ động chuẩn bị. Về ứng phó thì khá đa dạng, hỗ trợ cả về vật chất và thông tin hoặc xây dựng năng lực”.

Các hoạt động của Tổ chức Quốc tế ActionAid tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam hướng tới hỗ trợ vật chất và đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân tại địa phương. Việc nâng cao kiến thức và nhận thức cho người dân địa phương đặc biệt quan trọng bởi đây là đối tượng thụ hưởng trực tiếp, cần phải để người dân biết được những loại hình thiên tai đặc thù tại địa phương, vận động tuyên truyền người dân chủ động phòng chống và ứng phó. Đặc biệt ở những thôn, bản tại các địa hình hiểm trở như sườn núi, đầu nguồn… việc tuyên truyền để người dân hạn chế du canh du cư hay chặt phá rừng đầu nguồn cũng là một trong những cách để phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Trong những năm qua, Tổ chức Quốc tế ActionAid tại Việt Nam phối hợp cùng huyện Quản Bạ liên tục tổ chức hoạt động ngoại khóa trong trường học; các hoạt truyền thông ngoài cộng đồng về PCTT và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh các trường tiểu học, THCS. Đồng thời tổ chức nhiều buổi tập huấn Đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng; diễn tập PCTT trong cộng đồng và trường học; truyền thông PCTT.

Vừa qua, buổi tham vấn về kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại xã Tùng Vài được thực hiện bởi chính người dân địa phương. Tại đây, những người dân, những đoàn viên thanh niên ngày thường rụt rè nhưng mạnh dạn đứng trước cả trăm người thuyết trình về những đặc điểm của địa phương và các hình thức thiên tai đặc dù cùng những sáng kiến, giải pháp, những đề xuất cụ thể đã gây ấn tượng tốt với các thành viên Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Điều này cho thấy, những buổi đào tạo đã cho kết quả khả quan khi nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao và ý thức hơn trong việc chủ động phòng chống thiên tai. Điều này càng khẳng định PCTT dựa vào cộng đồng là một hướng đi thiết thực và đúng đắn giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường bền vững.

Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai được thành lập theo Quyết định số 3922/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thành viên gồm hơn 20 tổ chức quốc tế và 4 cơ quan Bộ (Nông nghiệp, Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông).

Thành viên của Đối tác GNRRTT là các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách cấp quốc gia và toàn cầu về phòng, chống thiên tai, bao gồm các tổ chức liên chính phủ, chính phủ và phi chính phủ quốc tế, các định chế tài chính.

(Đang thực hiện) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Điểm sáng nhìn từ Quản Bạ

Nội dung, ảnh, thiết kế và trình bày: Khánh Huy