Thứ năm 25/04/2024 02:02
Hà Nội

Những dấu ấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2021 của Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử, các Quy tắc ứng xử..., Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã tham mưu UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời ngay từ đầu năm tuyên truyền pháp luật về bầu cử và Quy tắc ứng xử trên địa bàn Hà Nội...
Những dấu ấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2021 của Hà Nội
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương trao giải ''Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống Covid-19'' trên địa bàn TP cho các cá nhân, tập thể trên địa bàn quận Cầu Giấy.

50.000 cuốn sách “Tìm hiểu về pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân” tới tay Nhân dân

Theo đó, Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 31-12-2020, Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 9-3-2021 về thông tin, tuyên truyền về Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Quốc hội và trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bầu cử.

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bầu cử qua hệ thống thông tin đại chúng. Ngay từ tháng 1-2021, Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố đã xây dựng mở chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân” trên Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng PHPBGDPL.

Trong đó, triển khai đăng tải các đạo luật liên quan đến bầu cử cùng đề cương tuyên truyền hướng dẫn như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Xây dựng chuyên đề tìm hiểu pháp luật về bầu cử như nội dung quy định về các vấn đề hiệp thương, tổ chức bầu cử, lập danh sách cử tri, nguyên tắc trình tự bỏ phiếu, khiếu nại, tố cáo trong bầu cử... (đăng theo tiến độ Cuộc bầu cử; liên tục, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố về bầu cử; tin tức, sự kiện về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, công tác chấp hành pháp luật về phòng chống dịch bệnh trong bầu cử..; thực hiện nhiều nội dung giải đáp pháp luật về bầu cử (50 bài giải đáp).

Hội đồng Phối hợp PBGDPL Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh ở cơ sở về tuyên truyền pháp luật về bầu cử, biên soạn tài liệu phát thanh về Luật Tổ chức Quốc hội , Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội từ 1-7-2021, pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân dễ hiểu, ngắn gọn tập trung nhiều nội dung trọng tâm liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân, người ứng cử, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong bầu cử để tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng chính quyền, tham gia bầu cử. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng video tuyên truyền pháp luật về bầu cử để phát trên hệ thống loa truyền thanh, loa kéo.

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã biên soạn, in ấn và phát hành 50.000 cuốn sách “Tìm hiểu về pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân” với nội dung trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu truyền tải mục đích, ý nghĩa của Cuộc bầu cử, một số quy định pháp luật về vị trí vai trò của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, điểm mới của Cuộc bầu cử tại thành phố Hà Nội, quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Trong đó, tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của cử tri theo quy định của pháp luật để phát tới đối tượng đến cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên pháp luật, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, bí thư chi bộ khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư, tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bầu cử trên hệ thống cơ quan báo, đài của Trung ương và Thành phố (phối hợp các cơ quan truyền thông xây dựng chương trình phát sóng, phát thanh tuyên truyền pháp luật về bầu cử: VOV giao thông, Kênh truyền hình của Đài tiếng nói Việt Nam (VOVTV), Báo Tiền phong, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Kinh tế và Đô thị (Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội)...

Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã đổi mới, tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật về bầu cử bằng hình thức trực tuyến (ngày 12-3-2021), kết nối tới 100% đơn vị thuộc 3 cấp chính quyền thành phố: cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã với hơn 13.000 người tham dự, trực tiếp giải đáp pháp luật về bầu cử, định hướng công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử và cung cấp tài liệu tuyên truyền về bầu cử giúp cho công tác tuyên truyền pháp luật bầu cử đúng nội dung, trọng điểm, tiến độ và kịp thời.

Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố đã tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân” do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Quốc hội phát động trong thời gian từ ngày 1-4-2021 đến ngày 30-4-2021 trên website http://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn.

Kết thúc cuộc thi Hà Nội là đơn vị đứng thứ nhất cả nước về số lượng người tham gia dự thi với 97.203 người tham gia dự thi. Trong đó, 10 đơn vị quận, huyện có số lượng bài thi cao nhất là quận: Hoàn Kiếm (12.694 người dự thi), Cầu Giấy (7.229 người dự thi), Hoài Đức (5.397 người dự thi), Hai Bà Trưng (4.828 người dự thi), Hoàng Mai (4.235 người dự thi, Chương Mỹ ( 3.723 người dự thi), Đông Anh (3.569 người dự thi), Gia Lâm (3441 người dự thi), Nam Từ liêm (3.383 người dự thi), Đống Đa (3.222 người dự thi).

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử thông qua nhiều hình thức đa dạng, hiệu quả như: Tổ chức 2.106 hội nghị trực tiếp và hội nghị trực tuyến với 278.517 lượt người tham dự; Tổ chức 13 cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử thu hút 92.350 lượt người dự thi; biên soạn, phát hành 916.474 tài liệu tuyên truyền

Trong đó, số lượng tài liệu đăng tải trên Internet là 35.933 tài liệu); đăng tải tài liệu tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị; triển khai gửi tin nhắn, nhắc lịch bầu cử đến hơn 7.000.000 tài khoản người dùng Zalo trên địa bàn Thành phố để cử tri nắm bắt kịp thời được thời gian tổ chức bầu cử, tích cực tham gia bầu cử, lựa chọn được những người xứng đáng là đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Các cơ quan báo chí đã đăng gần 70.000 tin, bài về bầu cử (trong đó gần 6.000 tin, bài của cơ quan báo chí Hà Nội, gần 20.000 tin, bài của các báo Trung ương phối hợp và hơn 43.000 tin, bài của các báo điện tử Trung ương).

Nỗ lực đưa Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô đi vào cuộc sống

Những dấu ấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2021 của Hà Nội
Hà Nội làm đẹp những bốt điện trên đường phố, lan toả thông điệp cùng nhau phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Việc tuyên truyền hai bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô tiếp tục được đẩy mạnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử gắn với việc kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính.

Hội đồng phối hợp PBGDPL TP đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-HĐ ngày 5-4-2021 về đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân chấp hành các quy định của Thành phố.

Kết quả các hiện tượng, hình ảnh phản cảm gây bức xúc trong dư luận giảm dần. Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thủ đô thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Người dân trên địa bàn Thủ đô thực hiện tốt quy tắc ứng xử nhất là trong các lễ hội tổ chức dịp tết Nguyên Đán.

Trong dịp cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Thành phố luôn thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống dịch, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn. Nhiều đơn vị tiếp tục kết hợp tuyên truyền quy tắc ứng xử cùng với các nhiệm vụ của ngành:

Sở Y tế thực hiện phong trào Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện mô hình phục vụ 3 không” và 4 luôn” trong tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC (không gây phiền hà, sách nhiễu; không bổ sung hồ sơ quá một lần; không trễ hẹn”. Sở Du lịch tuyên truyền nội dung Quy tắc ứng xử vào sổ tay tuyên truyền du lịch, đăng tải trên website du dịch, các bài thuyết minh du lịch của hướng dẫn viên.

Thành đoàn Hà Nội với việc ra quân đội hình hỗ trợ, tuyên truyền người dân thả cá không thả túi ninông, hỗ trợ dọn vệ sinh môi trường tại các khu vực thả cá, góp phần đảm bảo môi trường xanh- sạch-đẹp dịp tết ông Công, ông Táo, ra quân đội hình Hỗ trợ điều phối giao thông, đội hình Giao thông thanh niên”, tổ chức chương trình Gặp mặt thanh niên tiêu biểu tình nguyện đăng ký lên đường nhập ngũ”;

Thực hiện hỗ trợ công tác phòng chống dịch gắn với hoạt động PBGDPL qua Chương trình Triệu bữa cơm- Hà Nội nghĩa tình”, hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản, hoạt động Thầy thuốc đồng hành” tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 trong cộng đồng,

Liên đoàn Lao động với Chương trình “75 nghìn sáng kiến - vượt khó, phát triển” đã phát huy vai trò tiên phong, năng lực sáng tạo của đoàn viên, CNVCLĐ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp, có trên 7.000 sáng kiến của đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô cập nhật vào chương trình này. Các cấp Công đoàn tổ chức 1.357 Chương trình “Lắng nghe - thấu hiểu - chia sẻ” lắng nghe 176.128 đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, những câu chuyện cảm động trong lao động và cuộc sống của người lao động. Tiếp tục tổ chức các hoạt động “Cảm ơn người lao động”, tạo sự đồng thuận của nhiều người sử dụng lao động, được đông đảo người lao động cảm nhận hạnh phúc hơn. Trong Tháng Công nhân, có 141.950 đoàn viên, NLĐ được thăm hỏi tặng quà với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng.

Các quận, huyện, thị xã: Huyện Đông Anh đã có cách làm sáng tạo là khoanh vùng ổ dịch "3 lớp" tại những nơi bị cách ly, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân, thị xã Sơn Tây với mô hình “Liên gia tự quản”; quận: Bắc Từ Liêm, Ba Đình... với mô hình “gửi thư chúc mừng khai sinh, thư chúc mừng kết hôn, thư chia buồn đối với gia đình có tang”; quận Cầu Giấy cuộc thi viết bài phát hiện gương điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Cuộc thi “Học sinh Cầu Giấy tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy”.
Những cách làm hay, linh hoạt của Hà Nội để lan toả pháp luật Những cách làm hay, linh hoạt của Hà Nội để lan toả pháp luật
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động