Thứ tư 24/04/2024 03:27

Nhân dân cùng tham gia thì mới thu hẹp được “vùng đỏ”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Chỉ thị số 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP đã nêu rõ các biện pháp phòng dịch áp dụng đối với 3 vùng trong thời gian từ 6g ngày 6-9-2021 đến 6g ngày 21-9-2021.

Thực hiện giãn cách là một biện pháp hiệu quả

Liên quan đến vấn đề phân vùng thực hiện giãn cách, áp dụng các biện pháp phòng dịch trên địa bàn Hà Nội, GS. AHLĐ. Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, ĐBQH TP Hà Nội cho biết: Trong Chỉ thị số 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ 6-9-2021 đến 21-9-2021, TP quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch bằng cách phân chia TP Hà Nội thành 3 vùng đỏ, vàng và xanh và tùy theo mức độ để thực hiện việc giãn cách xã hội một cách hợp lý, tùy tình hình dịch bệnh tại các vùng ở đó.

Thực hiện giãn cách là một biện pháp hiệu quả không kém gì tiêm vắc-xin, nhất là trong hoàn cảnh chưa có đủ vắc-xin để tiêm đầy đủ như lúc này. Nhưng khác với trước là không giãn cách theo diện rộng trên toàn TP. Và như Thủ tướng đã nói là phải giãn cách, cách ly thậm chí là phong tỏa nhưng phải thật đúng, thật gọn và đặc biệt là phải thật nghiêm.

Hà Nội nỗ lực thực hiện giãn cách xã hội để sớm khống chế được dịch bệnh      			       Ảnh: Khánh Huy
Hà Nội nỗ lực thực hiện giãn cách xã hội để sớm khống chế được dịch bệnh. Ảnh: Khánh Huy

ĐBQH Nguyễn Anh Trí phân tích: Cách ly “đúng” là chỗ nào có F0 thì cần phong tỏa; “Gọn” là chỉ phong tỏa trong phạm vi có ca F0. Ví dụ ở 1 khu có 10 tòa nhà mà 1 tòa có F0 thì chỉ phong tỏa tòa đó thôi còn 9 tòa khác thì không phải phong tỏa để sinh hoạt của người dân ở nơi đó sinh hoạt tương đối bình thường. Hoặc ở 1 tuyến phố có cụm nhà nào đó có ca nhiễm thì chỉ khoanh đúng cụm nhà đó, có công an canh gác, y tế đến kiểm tra, lấy mẫu và các lực lượng hỗ trợ cung cấp thực phẩm để họ sinh hoạt tại chỗ được đầy đủ. Việc cách ly nhất định phải thực hiện gọn ở nơi có F0 mà không phải giãn cách toàn quận.

Và điều quan trọng nhất là phải “nghiêm”. Tức là chỗ đó mọi người phải thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” không ai được ra vào; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch trong suốt thời gian phong tỏa. GS-TS. Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: Chính phủ và TP Hà Nội đều có chủ trương là quyết tâm “thu hẹp vùng đỏ, mở rộng vùng xanh”.

Tôi thấy đây là một chủ trương đúng. Và thêm nữa, phải coi Nhân dân là trung tâm phục vụ, đồng thời là chủ thể trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Tức là, chính Nhân dân là trung tâm được đảm bảo không để bị lây lan dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, không để bị ốm đau bệnh tật… Nhưng chính Nhân dân cũng phải chủ động, tích cực và đồng tâm thực hiện việc phòng chống dịch bệnh.

“Nhân dân phải tham gia tích cực vào công cuộc phòng chống dịch. Nhân dân có tham gia tích cực vào việc phòng chống dịch thì mới thu hẹp được vùng đỏ, không xuất hiện vùng đỏ mới. Chính Nhân dân là người phải thực hiện nghiêm việc cách ly, phong tỏa để không mang bệnh tật ở vùng khác đến, để không có F0 mới”, GS. Nguyễn Anh Trí nói.

Nhân dân cùng tham gia thì mới thu hẹp được “vùng đỏ”
GS. Nguyễn Anh Trí, ĐBQH TP Hà Nội. Ảnh tư liệu

Cần tuân thủ nghiêm giãn cách

Theo vị ĐBQH này, từng cá nhân, gia đình trong cộng đồng cần tăng cường tự quản: trong gia đình phải nhắc nhở nhau, trong thôn xóm khu phố phải giữ cho nhau, trong tòa nhà phải cùng nhau đồng lòng chống dịch thì “sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng lớn trong phòng chống dịch và vùng xanh mới nhanh chóng được mở rộng”.

Bước đầu, trong Chỉ thị 20 TP quy định như vậy thì Nhân dân phải nỗ lực chấp hành hàng tuần, thậm chí hàng ngày để dần thu hẹp “vùng đỏ” lại. Việc xét nghiệm 1 tuần 3 lần, khi nào 3 lần âm tính thì “vùng đỏ” đó sẽ được thu hẹp lại. Phải giữ gìn để không phát sinh vùng đỏ mới, mở rộng vùng xanh ra.

GS. Nguyễn Anh Trí cũng đề xuất: từ ngày 6-9 đến 21-9 theo quy định là thực hiện giãn cách với các 10 quận và 1 phần 5 quận huyện, nhưng nếu trong thời gian này ở đâu có xét nghiệm mà âm tính đủ 3 lần, thì Chính quyền TP nên có quyết định thu hẹp dần “vùng đỏ” để mở rộng dần “vùng xanh”, tháo dần giãn cách trên các địa bàn này chứ không nên đóng khung thực hiện tuyệt đối Chỉ thị 16 trong cả một khoảng thời gian dài đến tận ngày 21-9.

GS Trí mong rằng: “Vùng đỏ và vùng xanh của ngày 3-9 sẽ khác ngày 21-9 chứ không phải rào đến ngày 21-9”. Chủ trương là vùng đỏ giãn cách, cách ly, phong tỏa nhưng phải thật đúng, gọn và nghiêm túc. Và nếu làm tốt, nghiêm túc tuân thủ, có hiệu quả thì vùng xanh mở rộng đến đâu thì Chính quyền có quyết định trả lại vùng xanh đó cho Nhân dân.

Theo Chỉ thị số 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ 6g ngày 6-9-2021 đến 6g ngày 21-9-2021, TP quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng cụ thể như sau:

Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, DN, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao.

Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Vùng 2 (phía Bắc, Đông Sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong Tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao.

Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 05 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo Phương án đã được phê duyệt.

Vùng 3 (phía Tây, phía Nam TP): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.

Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy.

Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch.

Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hành trình thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I năm 2024

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hành trình thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I năm 2024

Từ năm 2012 đến nay, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phối hợp cùng Quân chủng Hải quân tổ chức 05 Đoàn công tác của Đảng ủy Khối ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I. Đảng ủy Khối và các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trực thuộc Khối đã tích cực ủng hộ xây dựng các công trình đa năng, hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-I gắn với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới và hải đảo của Tổ quốc.
Thắt chặt hơn mối quan hệ với cơ sở

Thắt chặt hơn mối quan hệ với cơ sở

Chiều 23/4, tại UBND huyện Thạch Thất đã diễn ra hội nghị ký kết chương trình phối hợp về công tác thông tin, tuyên truyền giữa Báo Kinh tế & Đô thị và huyện Thạch Thất giai đoạn 2024 – 2025.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động