Thứ sáu 29/03/2024 19:22

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nang lông

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Viêm nang lông là bệnh thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm nang lông thì không phải ai cũng biết. Tìm hiểu ngay sau đây:

Thế nào là viêm nang lông?

Bệnh lúc đầu trông giống những nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông, Sau đó, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, gây khó chịu. Viêm nang lông gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, hay gặp nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Bệnh thường lành tính và sẽ khỏi sau vài ngày với các biện pháp tự chăm sóc cơ bản. Tuy nhiên nhiều người bị viêm nang lông nặng hơn hoặc hay tái phát, người bệnh cần gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

-Các rối loạn tuyến dầu: Do tuyến dầu hoạt động quá mức gây đặc dính làm bí và kín lỗ chân lông làm cản trở sự phát triển của sợi lông;

Do tốc độ thay mới tế bào khác thường cũng khiến chúng tích tụ và làm kín nang lông gây viêm;

Do cơ thể mất cân bằng về độ axit làm tăng tốc độ mất nước ở da.

-Do di truyền: Trong gia đình có người bị viêm nang lông

-Do nhiễm tụ cầu trùng, nấm hoặc vi khuẩn: Đa số bệnh nhân viêm lỗ chân lông là do tụ cầu trùng, ngoài ra có thể do vi khuẩn Proteus, Pseudomonas… nấm men, nhiễm virus herpes… và thậm chí là viêm từ lông mọc ngược.

-Do sử dụng kem bôi có corticoid hoặc kháng sinh kéo dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.

-Do các bệnh lý sẵn có: Sức khỏe suy giảm, có bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường… dễ bị viêm lỗ chân lông hơn.

-Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm hoặc cạo râu, nhổ lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da… khiến da dễ bị viêm nang lông.

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông bao gồm:

-Trên các lỗ chân lông xuất hiện các đám mụn nhỏ mụn màu đỏ hoặc mụn đầu trắng

-Ngứa, rát đau trên da

-Các mụn có thể vỡ ra, sưng lên

Nếu thấy dấu hiệu và triệu chứng không mất đi sau vài ngày và tình trạng bệnh lan rộng. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để giúp kiểm soát bệnh. Vậy nên cần đến khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phân loại viêm nang lông

Hai loại viêm nang lông chính là viêm nang lông nông (Superficial folliculitis) và viêm nang lông sâu (Deep folliculitis).

- Viêm nang lông nông:

Viêm nang lông do vi khuẩn. Loại phổ biến nhất với các vết sưng ngứa, trắng, có mủ. Nó xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn, thường là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).

Viêm nang lông do tắm bể nước nóng. Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Viêm nang lông bồn tắm nóng là do vi khuẩn pseudomonas, được tìm thấy ở nhiều nơi, bao gồm cả bồn nước nóng và bể nước nóng trong đó nồng độ clo và pH không được điều chỉnh tốt.

Viêm nang lông do lông mọc ngược: là kích ứng da gây ra bởi lông mọc ngược. Những người cạo râu, cạo lông vùng kín có thể bị ngứa ở vùng háng để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

Viêm nang lông do nấm Pityrosporum: tạo ra mụn mủ mãn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực và đôi khi trên cổ, vai, cánh tay trên và mặt.

- Viêm nang lông sâu:

Viêm nang lông ở cằm hay gặp ở đàn ông cạo râu.

Viêm nang lông gram âm: Hay gặp ở những bệnh nhân đang điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh

Nhọt và nhọt độc: Xuất hiện khi nang lông nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu khiến bệnh lành chậm hơn và để lại sẹo.

Eosinophilic viêm nang lông: Hay gặp ở những người bị HIV, đây là loại viêm nang lông đặc trưng của các sẹo định kỳ của viêm, vết loét đầy mủ, chủ yếu trên mặt và đôi khi trên lưng hoặc trên cánh tay. Các vết loét thường lây lan, có thể ngứa dữ dội và thường để lại vùng da tối hơn

Các biến chứng của viêm nang lông

Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến:

-Có thể nhiễm trùng lan rộng và tái phát

-Dễ thành nhọt dưới da

-Làm tổn thương da: sẹo, đốm đen

-Phá hủy nang lông và rụng tóc

Để giúp giảm bớt các triệu chứng viêm nang lông, giúp lỗ chân lông nhanh phục hồi nên:

-Vệ sinh sạch sẽ. Nên tắm rửa vùng da bệnh bằng nước ấm, xà phòng kháng khuẩn, dấm pha loãng…

-Tạm thời ngừng dùng dao trong vài ngày hoặc vài tuần.

-Nếu muốn triệt lông, có thể áp dụng tẩy lông bằng laser, điện phân…

-Không dùng chung khăn mặt, dao cạo râu, khăn tắm, đồ lót…

-Nên chườm ấm da để giảm ngứa, rút mủ

-Có thể dùng một số loại kem bôi, gel hoặc dung dịch vệ sinh ngoài da.

-Hạn chế gãi, chà mạnh vào vùng da bị viêm.

-Không nên mặc quần áo chật, chất liệu thô ráp, bí

-Không tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da và hóa chất vì có thể gây dị ứng.

-Nên tắm trong bồn nước tắm pha giấm (tỷ lệ 1/4).

-Nên vệ sinh sạch sẽ vùng nếu bị ở vùng kín bằng nước muối loãng. Mặc đồ lót rộng rãi, thay quần lót sạch hàng ngày; Cắt tỉa lông gọn gàng để hạn chế nguy cơ bị viêm nang lông, nên tránh dùng dao cạo sát vào da.

-Đối với nam giới cần lưu ý: Không nên thường xuyên cạo râu; Trước khi cạo râu cần rửa mặt với nước ấm với xà phòng kháng khuẩn; Sử dụng kem cạo râu vừa đủ; Cạo theo hướng mọc của sợi râu. Sử dụng lưỡi dao cạo sắc, vệ sinh dao trước và sau khi cạo; Không dùng lực mạnh hoặc cạo quá sát da; Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu; Không dùng chung dao cạo và khăn lau.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động