Thứ sáu 29/03/2024 13:08
Xã Lại Yên, Hà Nội

Linh hoạt trong tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo của các cấp đến người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xã Lại Yên đã linh hoạt tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo của các cấp đến nhân dân qua nhiều hình thức như loa truyền thanh, loa kéo di động, facebook, zalo.
Linh hoạt trong tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo của các cấp đến người dân
Xã Lại Yên mặc dù là xã loại 2 nhưng được hội đồng huyện Hoài Đức chấm đạt 92 điểm chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trao đổi với PLXH, chị Nguyễn Thị Hải, công chức tư pháp – hộ tịch xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cho biết, hàng năm, xã Lại Yên đều xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Lại yên.

Kế hoạch được gửi đến các bộ phận chuyên môn với các công việc, nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp tục triển khai Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định của Thủ tướng chính phủ; Luật trợ giúp pháp lý; Luật hoà giải cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành... các luật, bộ luật mới được Quốc hội thông qua, đặc biệt chú trọng các văn bản mới liên quan đến công tác tư pháp; các văn bản pháp luật của trung ương và thành phố liên quan đến chủ đề năm 2021; các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện và xã năm 2021.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, doanh nghiệp và nhân dân đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của công dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt của người đứng đầu trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, hành pháp luật để mọi người dân tin tưởng, noi theo.

Đối với người dân, nhất là trong thời gian giãn cách vừa qua, xã chủ yếu tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã. Mỗi tháng xã xây dựng 3 bài tuyên truyền trên loa truyền thanh và treo banner, áp phích, phát tờ gấp tuyên truyền đến người dân. Xã Lại Yên cũng có đội tuyên truyền loa lưu động, mỗi ngày đi tuyên truyền sáng - tối.

Linh hoạt trong tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo của các cấp đến người dân
Chị Hải cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội, xã đã linh hoạt nhiều biện pháp để tuyên truyền đến người dân những thông tin về dịch bệnh cũng như phòng chống dịch Covid-19.

Chị Hải cho biết thêm, ngày 8-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 619/QD-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới là một nhiệm vụ mới có nhiều ý nghĩa quan trọng.

Trong đó, quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở là công cụ để đánh giá hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Từ kết quả đánh giá, chính quyền các cấp có điều kiện nắm bắt, nhìn nhận toàn diện hơn về thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ về giải quyết các vụ việc hành chính - tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ cơ sở; hoạt động của các thiết chế tiếp cận pháp luật; thực trạng thực thi pháp luật của người dân tại cơ sở để có biện pháp khắc phục, thực hiện các nhiệm vụ đó hiệu quả hơn.

Đồng thời, chính quyền các cấp có điều kiện nhận diện và khắc phục hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững, dân chủ, hiện đại, văn minh trong đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Việc đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng giúp cán bộ, công chức có điều kiện nhìn nhận để thấy ưu điểm, hạn chế trong thực thi công vụ, từ đó có biện pháp khắc phục, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý, hỗ trợ, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo đó có tác động sâu sắc đến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; gắn với ổn định đời sống chính trị - pháp lý ở nông thôn; đảm bảo an ninh, quốc phòng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm, phát huy đầy đủ quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bàng Hiến pháp và pháp luật.

Đặc biệt là những tác động, hiệu quả tích cực mà nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã mang lại đối với công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật ở cơ sở, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và đất nước.

Thực tiễn đó đã chứng minh việc bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật vào Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Chính vì thế, trong giai đoạn 2016 – 2020, việc đánh giá “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” chính thức được thể chế hóa và là một chỉ tiêu thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong tổng thể đánh giá, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới tại địa phương đã tạo cơ sở, động lực góp phần thúc đẩy thực hiện toàn diện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đó là cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, trong đó có văn hóa pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh tại cộng đồng dân cư, đề cao vai trò người dân trong quản lý xã hội, góp phần giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội để nông thôn mới phát triển bền vững và toàn diện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, pháp luật của người dân tại cơ sở.

Việc bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã còn nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các chính sách trong hệ thống pháp luật; việc lựa chọn, xây dựng và đưa các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật phù hợp vào Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ và góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Bên cạnh đó, triển khai gắn kết nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và xã đạt chuẩn nông thôn mới còn nhằm tận dụng, tiết kiệm nguồn lực của nhà nước khi tổ chức triển khai, hơn nữa, các địa phương cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung để tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật do đã tương đối quen thuộc với phương thức tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí.

Nhằm đáp ứng tuyên truyền cho người dân do bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19, xã Lại Yên trong thời gian vừa qua đã ứng dụng công nghệ trong việc tuyên truyền đến người dân thông qua facebook, zalo,... các văn bản, chỉ đạo của các cấp giúp người dân nắm bắt một cách kịp thời, nhanh chóng.

Vài trò của Thừa phát lại trong việc thu hồi nợ xấu ngân hàng Vài trò của Thừa phát lại trong việc thu hồi nợ xấu ngân hàng

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng văn phòng Thừa phát lại (TPL) Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, TPL là một công cụ hữu ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động