e magazine
09:00 | 16/08/2023
Kỳ 1: Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

09:00 | 16/08/2023

Hàng loạt lãnh đạo đứng đầu các bộ, ngành, tỉnh, thành… bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… chỉ mặt vạch tên với những sai phạm cụ thể. Thậm chí, có vụ việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng phải họp bất thường để xem xét hình thức kỷ luật. Không ít trong số này để vi phạm của bản thân, của tập thể do mình lãnh đạo xảy ra trong thời gian dài.
Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?
Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Ngày 6/6/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp bất thường để xem xét, thi hành kỷ luật các ông Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và Chu Ngọc Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long…

Ngày 7/6/2022, VKSND tối cao đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Một tháng sau, ngày 8/7/2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự đảng UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy Ban Cán sự đảng UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND Thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản nhà nước; xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trên địa bàn Thành phố; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật; một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND Thành phố và một số sở, ngành bị xử lý hình sự.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Ông Nguyễn Thành Phong, trong thời gian giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND TPHCM đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự đảng và UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao….

Không chỉ có TP. Hồ Chí Minh. Trong các ngày 12 và 13/4/2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước trong hoạt động liên quan đến khoáng sản; một số cán bộ, đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các ông: Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương…

Tháng 7/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án khai thác “chui” hàng triệu tấn quặng apatit, xảy ra trên địa bàn. Trong số này, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong những ngày cuối tháng 6/2023, mọi sự chú ý của dư luận đổ dồn về phiên tòa xét xử 7 bị cáo trong vụ tham ô 50 tỉ đồng, xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng. Chiều 29/6/2023, sau 3 ngày xét xử và nghị án, Tòa án Quân sự thủ đô đã tuyên bị cáo Nguyễn Văn Sơn, cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển 16 năm tù về tội tham ô tài sản…

Điều dễ nhận thấy đối với các mức kỷ luật và bản án nói trên thì người vi phạm đều là người đứng đầu các bộ ngành, tỉnh, thành, đứng đầu lực lượng Cảnh sát biển. Đối tượng phạm tội khi đi liền với các chức danh, vị trí đứng đầu càng cao thì tính chất, quy mô vụ việc vi phạm càng lớn, càng phức tạp. Điều này để lại hậu quả rất nặng nề không chỉ về kinh tế mà còn cả về uy tín địa phương, uy tín trong lực lượng quân đội, công an.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Theo PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - Học viện Hành chính Quốc gia (1): “Nếu không rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân dễ dẫn đến khi thành công là thành tích của cá nhân, khi có vấn đề xảy ra thì là lỗi của tập thể nên khó truy cứu trách nhiệm…

Cần thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực theo Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị để tránh lạm quyền trong thực thi công vụ của người đứng đầu; thiết lập đồng bộ cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong và bên ngoài. Bên trong cơ quan, đơn vị cần bảo đảm hiệu lực kiểm soát của tập thể lãnh đạo cùng cấp thông qua hình thức chất vấn và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với người đứng đầu; cấp trên có quyền đình chỉ tư cách của người đứng đầu cấp dưới khi phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong công tác cán bộ. Cơ quan, tổ chức cấp trên có cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên công tác cán bộ thuộc trách nhiệm người đứng đầu. Bên ngoài cần thiết lập cơ chế để nhân dân và báo chí giám sát người đứng đầu thuận tiện, hiệu lực, kịp thời”.

Tháng 9/2020, phát biểu khai mạc tọa đàm khoa học "Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh: “Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng, đôi khi có ý nghĩa quyết định đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó có công tác phòng chống tham nhũng”.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Ông Học đúc kết kinh nghiệm: “Chỉ khi nào, ở đâu người lãnh đạo gương mẫu đi đầu, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng thì ở đó tham nhũng ít xảy ra. Ngược lại, ở đâu người đứng đầu có biểu hiện buông lỏng, không muốn và không dám chống tham nhũng, nói không đi đôi với làm thì ở đó tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, phức tạp".

Viện dẫn thực tế tại nhiều địa phương, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cảnh báo, ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện xử lý.

Rất nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến người đứng đầu tại các bộ ngành, tỉnh, thành… trong cả nước liên tiếp bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Nội chính, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ mặt, đọc tên. Từng ấy cá nhân, tập thể vi phạm đang gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng sa ngã trong chính đội ngũ cán bộ nắm giữ những vị trí then chốt tại không ít bộ ngành, địa phương.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Cách đây 5 năm, vào sáng 16/7/2018, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một mặt biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được, mặt khác thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, trong đó có tình trạng, nhiều nơi cứ nói là thực hiện dân chủ, nhưng thực chất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở đó vẫn mượn danh hoặc nhân danh tập thể để hợp thức hoá những quyết định, ý chí chủ quan của cá nhân mình.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Nhìn lại một loạt đại án, một loạt công bố kỷ luật của Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Ban Nội chính… cho thấy rất nhiều lãnh đạo đứng đầu các bộ ngành, địa phương gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hệ lụy không chỉ đối với người đứng đầu phải chịu kỷ luật về đảng, chính quyền, bị xét xử mà còn kéo theo một loạt cán bộ cũng là người đứng đầu không ít cơ quan ở địa phương dính chàm theo.

Những vi phạm này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Đánh giá của Bộ Chính trị, Ban bí thư về sai phạm của các ông: Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long cho thấy sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

Những người từng đứng đầu Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ như hai ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long ngoài trách nhiệm của bản thân còn kéo theo cả một tập thể liên lụy. Cụ thể, Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đều bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức: Cảnh cáo.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Đối với ông Nguyễn Thành Phong, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021. Vi phạm của ông Phong đã kéo theo vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản nhà nước; gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền, sự phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và cá nhân ông Nguyễn Thành Phong.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự đảng UBND TP. HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong.

Tại Lào Cai, sai phạm của các ông Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương… đã kéo theo vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ: “Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật”…

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Tháng 4/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký thay Thủ tướng báo cáo của Chính phủ về tổng kết Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng năm 2020 và Kế hoạch Thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Tại báo cáo này, Chính phủ cho biết, trong 10 năm đã có 1.141 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. 4.971 cán bộ, công chức vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức đã bị xử lý.

Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã phát huy hiệu quả. Trong đó, việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từng bước đi vào nề nếp… Nhiều quy định liên quan đến xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đã được Chính phủ ban hành, với xu hướng ngày càng chặt chẽ hơn.

Ngày 16/8/2023, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, điểm mới trong nhiệm kỳ này là, thực hiện chủ trương của Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách. Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút.

Đến nay, Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác gần 150 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 4 cán bộ diện Trung ương quản lý, 65 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước được chỉ đạo xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Thay vì nhìn vào các vụ việc, các hình thức kỷ luật do các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương công bố để tu sửa bản thân, làm tấm gương cho cấp dưới noi theo, để cống hiến nhiều hơn cho nhân dân, cho xã hội, đưa nền kinh tế địa phương phát triển, cùng với đó là những chính sách an dân, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp thì không ít người đứng đầu địa phương đã đánh mất mình. Họ là những người có vị trí, có nhận thức về pháp luật, thậm chí con có tên trong danh sách chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương. Vì vậy, đa số sai phạm của họ đều được Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương… kết luận là gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng.

Hành xử của không ít người chẳng khác “ông vua con” như lời Tổng bí Nguyễn Phú Trọng từng cảnh báo tại Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội 12 của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban bí thư về công tác dân vận tổ chức vào tháng 5/2016.

(Còn nữa)

Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?

Nội dung: Xuân Khánh - Khắc Hạnh

Đồ hoạ: Thanh Tuấn