e magazine
23:25 | 28/06/2024
Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

23:25 | 28/06/2024

Luật Thủ đô (sửa đổi) đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước. Để hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đã phối hợp rất chặt chẽ và thường xuyên với cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan, cơ quan chuyên môn… để tổ chức nghiên cứu các ý kiến đại biểu Quốc hội, lấy ý kiến chuyên gia đối với các nội dung của dự án Luật. Việc Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua ghi dấu mốc quan trọng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Dưới đây là loạt bài ghi nhận quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều tâm huyết và công phu.
Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp
Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô năm 2012 với kỳ vọng là một đạo luật quan trọng có tính chất đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thi hành Luật không cao, dẫn đến Luật Thủ đô chưa thực sự phát huy giá trị để đi vào cuộc sống.

Luật Thủ đô chưa có những quy định mang tính đột phá nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Tác động của việc thực hiện cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô đến sự phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô còn rất khiêm tốn.

Nhiều vấn đề trong phát triển Thủ đô chưa được Luật Thủ đô dự liệu để giải quyết bằng các quy định phù hợp. Không ít trường hợp, Luật Thủ đô phải "chờ" các quy định pháp luật chuyên ngành mới được cụ thể hóa và thực thi trên thực tế.

Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

Sửa đổi Luật Thủ đô lần này vì nhiều lý do. Bởi, năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành 3 nghị quyết về phát triển Thủ đô và liên quan đến phát triển Thủ đô: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết 15 xác định mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trở thành trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm với Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết 06 đã xác định là xây dựng, tổ chức thực hiện đầy đủ, đồng bộ các thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thủ đô thông minh, hiện đại, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa trong liên kết vùng, đô thị trong cả nước.

Ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW, về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết 30 cũng xác định là phải hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá, xây dựng thể chế để liên kết vùng đủ mạnh, đảm bảo hiệu quả điều phối và liên kết phát triển vùng.

Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

Sau 10 năm thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, thực tế đã thu được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, giáo dục, trật tự đô thị, trật tự xã hội, quốc phòng, an ninh... Nhưng việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp quy định đề ra trong luật còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Đó là việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý quy hoạch chung, quản lý quy hoạch chuyên ngành, rồi quản lý không gian, nhất là không gian ngầm, quản lý công trình kiến trúc cổ, bảo toàn phát triển văn hóa, rồi quy hoạch, xây dựng nhà ở, vấn đề về quản lý dân số, quản lý sử dụng đất, rồi chính sách an sinh xã hội... vẫn còn những tồn tại khi triển khai thực hiện các chính sách này.

Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp

Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi, đó là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Ông Vũ Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch-Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho rằng, sau gần 10 năm triển khai thi hành Luật Thủ đô cho thấy, còn một số hạn chế như việc triển khai lập Chương trình phát triển đô thị còn chậm; thiếu giải pháp huy động nguồn lực trong cải tạo, chỉnh trang tại các khu vực đô thị cũ (về hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, nhà ở…); việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại tại Thủ đô còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không đạt mục tiêu đề ra; công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

(Còn nữa)

Nội dung: Nhật Nam

Ảnh: Khánh Huy

Thiết kế: Thanh Tuấn

Kỳ 1: Sửa vì Luật Thủ đô 2012 lỗi nhịp