e magazine
08:10 | 10/04/2023
Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

08:10 | 10/04/2023

Sửa đổi Bộ Luật Hình sự, trong đó giảm các tội phạm áp dụng hình thức tử hình thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta. Từ nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền dân sự, chính trị, trong đó có quyền sống, khiến nhiều những bị cáo thoát án tử.
Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”
Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Nếu như trong Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009), Điều 133 quy định về tội “Cướp tài sản”, theo đó, người vi phạm tội này sẽ phải chịu hình phạt nhẹ là 3 năm, còn nặng thì tử hình. Thì đến Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), Điều 168 quy định, người nào vi phạm tội này sẽ chịu hình phạt cao nhất là chung thân. Điều này đồng nghĩa với việc, án tử hình đã được bãi bỏ. Thực tế, nhiều năm, không ít bị cáo được hưởng sự nhân văn, khoan hồng.

Ví như, tháng 8/2022, Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hải Phòng đã mở phiên xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyễn Văn Nam, SN 1998, trú tại huyện Cái Hải, Hải Phòng; Trần Thị Thu Thủy, đồng hương, trong vụ án cướp tài sản tại Phòng giao dịch Đình Vũ, Vietcombank chi nhánh Hải Phòng vào tháng 1/2022.

Theo các cơ quan tố tụng, khoảng tháng 12/2021, Nguyễn Văn Nam nảy sinh ý định cướp tiền tại ngân hàng nên đã tìm mua 1 khẩu súng ổ quay, 1 khẩu súng bút tự chế và 47 viên đạn làm công cụ, phương tiện để thực hiện ý đồ.

Chiều 7/1/2022, Nam đeo ba-lô, đội mũ lưỡi trai, bịt mặt, đem theo súng đã nạp đạn đến Phòng giao dịch Đình Vũ, thuộc Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Hải Phòng, đường Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, dùng khẩu súng ổ quay đe dọa, dùng khẩu súng bút tự chế bắn gây tiếng nổ, uy hiếp nhân viên ngân hàng và cướp hơn 3,5 tỷ đồng.

Cướp được tiền, Nam dùng súng đe dọa bảo vệ ngân hàng cướp 1 xe máy Honda Future mang BKS 15D1-223.74 trị giá 7,8 triệu đồng để tẩu thoát. Về nhà, Nam đã cho bạn gái mình là Trần Thị Thu Thủy hơn 1,3 tỷ đồng, sau đó chôn 400 triệu đồng dưới gốc cây đào sau vườn và giấu 100 triệu đồng trong phòng ngủ của em trai. Toàn bộ số tiền còn lại và súng, đạn, Nam cho vào một balô khác.

Sau đó, Nam thay quần áo mặc ngoài, giày, mũ, balô, túi đeo trước ngực mang ra phía sau nhà đốt, rồi đeo ba-lô chứa súng, đạn cùng số tiền còn lại đến nhà trọ tại phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 8/1/2022, Nam đến TP Vĩnh Yên mua 1 điện thoại iPhone và đến Showroom Thưởng Motor, Hà Nội, mua 1 xe máy phân khối lớn nhãn hiệu Kawasaki trị giá 680 triệu đồng và chi tiêu cá nhân. Nam đến thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, thuê phòng trọ để lẩn trốn.

Về phía Trần Thị Thu Thủy, được Nam cho tiền, Thủy đã đi mua máy tính, điện thoại và nhiều trang sức. Sau khi xem thông tin, ngày 7/1/2022, Thủy nhận ra đối tượng cướp tài sản tại Ngân hàng Vietcombank chính là Nam và số tiền được Nam cho do phạm tội mà có.

Tuy nhiên, ngày 8/1/2022, Thủy vẫn tiếp tục dùng số tiền trên mua nhẫn, mỹ phẩm và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Số tiền còn lại (1,235 tỷ đồng), Thủy gửi bạn là B.M.A, trú thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, cất giấu. Khi Nam bị bắt giữ thì Thủy cũng bị bắt theo lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo theo bản cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Nam về tội “Cướp tài sản”, tội “Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng”; đề nghị xử phạt bị cáo Trần Thị Thu Thủy về tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Sau khi phân tích đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo và xem xét nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX quyết định xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Nam tù chung thân về tội “Cướp tài sản”, điểm a khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự; 2 năm 6 tháng tù về tội “Tàng trữ, sử dụng trái pháp vũ khí quân dụng”, khoản 1 Điều 304 Bộ luật Hình sự; tổng hợp hình phạt chung của 2 tội là tù chung thân.

Xử phạt bị cáo Trần Thị Thu Thủy 10 năm tù về tội “Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, khoản 4 Điều 323 Bộ luật Hình sự.

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Quy định không áp dụng án tử hình tiếp tục được duy trì ở các Bộ Luật Hình sự sửa đổi tiếp theo. Và sau đó, nhiều những đối tượng tội phạm đã “thoát án tử” nhờ những quyết sách của Quốc hội…

Trước đó, ngày 5/12/2017, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm vụ án nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Bến Thành Nguyễn Thị Hoàng Oanh, SN 1960 và đồng phạm về các tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Agribank– Chi nhánh Bến Thành.

Theo nội dung vụ án, từ năm 2008 - 2012, Oanh và đồng phạm đã tham ô của Agribank - Chi nhánh Bến Thành hơn 31 tỷ đồng thông qua các hợp đồng vay vốn khống. Bị cáo Oanh nhận hối lộ hơn 24,6 tỷ đồng từ bị cáo Lê Văn Tính, nguyên giám đốc Công ty Kim Gia Thuận, nhằm ký duyệt cho Tính vay 137 tỷ đồng dù hồ sơ không đủ điều kiện vay.

Với hậu quả trên, năm 2017, bị cáo Oanh bị tuyên phạt tù chung thân về tội "Tham ô tài sản", tù chung thân về tội nhận hối lộ, 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Oanh kháng cáo kêu oan. Đồng thời, cho rằng mức án tù chung thân đối với bị cáo Oanh là quá nhẹ chưa tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả nên VKSND TP HCM kháng nghị, đề nghị TAND cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm tăng hình phạt đối với bị cáo Oanh từ chung thân lên tử hình về tội “Tham ô tài sản”.

Tại phiên xử phúc thẩm ngày 20/5/2021, đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM đã rút kháng nghị của VKSND TP HCM tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình đối với bị cáo Oanh.

Theo đại diện VKSND, sau khi có kết quả giám định kết luận bị cáo Oanh và Đ.M.N có quan hệ huyết thống mẹ - con ruột. Tại thời điểm giám định tháng 5/2021, Đ.M.N có độ tuổi từ 15 năm 6 tháng đến 16 năm. Vì vậy, đủ căn cứ xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo Oanh đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Theo Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015), quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Vì vậy, VKSND cấp cao tại TP HCM rút kháng nghị của VKSND TP HCM về việc tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình đối với bị cáo Oanh do phát sinh tình tiết mới nêu trên.

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Hay như vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), diễn ra tháng 9/2017, tại phiên sơ thẩm HĐXX của TAND TP Hà Nội đã tuyên nguyên Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn chịu mức án cao nhất tử hình; nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm lĩnh án chung thân.

Tại phiên sở thẩm, HĐXX nhận định, Nguyễn Xuân Sơn là người khởi xướng, chiếm hưởng toàn bộ số tiền hơn 300 tỷ đồng (chiếm đoạt 69 tỷ đồng của Công ty BSC, 40 tỷ đồng tham ô, 197 tỷ từ OceanBank).

Chủ toạ nêu, việc áp dụng hình phạt thật nghiêm khắc đối với các bị cáo là cần thiết, nhằm loại bỏ những cá nhân có hành vi đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân. Sau khi HĐXX sơ thẩm tuyên án, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản”, tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên phúc thẩm tháng 5/2018, HĐXX phúc thẩm kiến nghị Chánh án TAND TC xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân sau khi bị cáo khắc phục ít nhất 3/4 hậu quả về số tiền đã chiếm đoạt, theo đúng quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015.

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Những vụ án trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều các bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước; được áp dụng hình phạt chung thân thay vì tử hình so với trước đây.

Qua nhiều kỳ họp Quốc hội, Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung và thông qua, kể từ Bộ luật Hình sự năm 1985 đến nay, số lượng các điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình tăng, giảm tuỳ thuộc vào từng giai đoạn. Bộ luật Hình sự năm 1985 có 29 điều luật thuộc 7 chương quy định về các nhóm tội phạm cụ thể có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình (chiếm 14,89%).

Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung (1989, 1991, 1992, 1997), số lượng các điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình đã lên đến 44 điều (chiếm 20,5%). Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự năm 1999, sau khi sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật Hình sự năm 1985 tỷ lệ thì đã giảm xuống còn khoảng 11,0% (theo Bộ luật Hình sự năm 1985 là 14,89%).

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Như vậy, sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009, Bộ luật Hình sự hiện hành có 22/272 điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình, chiếm tỷ lệ trên 8%, giảm khoảng 3% so với Bộ luật Hình sự năm 1999 (11%).

Việc bãi bỏ án tử hình cho 7 tội danh là một quyết định nhân văn của Quốc hội Việt Nam, đồng thời phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên từ năm 1982.

Việc không áp dụng án tử hình với một số đối tượng như người dưới 18 tuổi khi phạm tội, người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội… là nguyên tắc của Hiến pháp. Đặc biệt, điều lệ không áp dụng án tử hình với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoàn toàn phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Kỳ 1: Những bị cáo thoát án tử trong “gang tấc”

Bài Viết: Hoa Đỗ - Ngọc Dung

Thiết kế: Thanh Tuấn