Thứ năm 28/03/2024 19:36

“Huy động sử dụng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Là chủ đề toạ đàm diễn ra sáng 5 – 4 tại Hà Nội, do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức. Đây là một trong những buổi tọa đàm để tham vấn ý kiến chuyên gia, khoa học, nhà quản lý về nội dung đánh giá tác động của chính sách đề xuât trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
“Huy động sử dụng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”
Các đại biểu tham dự tọa đàm “Huy động sử dụng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”

Buổi tọa đàm dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, cùng sự tham dự của ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư Pháp TP Hà Nội; ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ, bà Thái Thị Hải Yến, Phó trưởng phòng, phụ trách phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và Tổng hợp, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp… và đại diện các Vụ, Viện, các chuyên gia.

Trước khi Luật Thủ đô được ban hành, Hà Nội đã có pháp lệnh Thủ đô ban hành ngày 3-2-2001 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua. Pháp lệnh đã xác định đúng vị trí, vai trò của Thủ đô; mục tiêu, nhiệm vụ và một số chính sách lớn về đầu tư xây dựng, phát triển Thủ đô, tạo điều kiện để xây dựng và phát triển Thủ đô đa chức năng, cũng như tạo cơ sở pháp lý để Quốc hội quyết định mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/QH12 ngày 29-5-2008.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Pháp lệnh Thủ đô cũng đã bộc lộ nhiều bất cập cả từ khía cạnh pháp lý, cũng như khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trên thực tế, cần thiết phải ban hành luật.

Năm 2012, Luật Thủ đô được thông qua, bao gồm 4 Chương, 27 Điều. Tuy nhiên, qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Thủ đô cho thấy, Luật đã phát huy hiệu quả trong một số cơ chế chính sách, giúp Thủ đô được thụ hưởng những đặc thù. Tuy nhiên nổi lên từ thực tiễn cho thấy một số vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Huy động sử dụng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

Trao đổi tại tọa đàm, Tiến sĩ Dương Thanh Mai, Chuyên gia Ban chỉ đạo – Chuyên gia Tổ Công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh, chính sách huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo là một chính sách nhằm xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước.

Tổ công tác đã đưa ra những đề xuất cụ thể về việc thu hút nguồn lực phát triển khoa học và công nghệ Thủ đô; việc khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt động ươm tạo, đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp… Từ đó đề xuất các cơ chế hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng kết quả cùng cơ chế thử nghiệm.

Những đề xuất bổ sung trong Luật Thủ đô của nhóm soạn thảo được các đại biểu tham dự đồng tình. Tiến sĩ Đào Quang Thủy, Trưởng phòng Phòng phát triển doanh nghiệp KH&CN – Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN việc nhấn mạnh cần lấy doanh nghiệp là trung tâm, lấy khoa học là chính, từ đó tạo ra những hành lang pháp lý, cần có những chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, khoa học công nghệ phát triển là đúng đắn.

Tuy nhiên theo ông, Luật Công nghệ có điều khoản quy định chi 2% ngân sách cho khoa học công nghệ, vậy nên khi xây dựng Luật Thủ đô cũng cần xây dựng việc chi bao nhiêu cho khoa học công nghệ và cần cụ thể.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tấn Cương, Giám đốc Trung tâm Giao dịch công nghệ thông tin và truyền thông, cần có những quy định cụ thể về việc dành không gian sáng tạo cho giới trẻ. Để giải quyết vấn đề đó, ngay trong khi phê duyệt các dự án cần quy định cụ thể dành bao nhiêu % cho không gian sáng tạo, không gian văn hóa… Đây là các không gian nhằm nuôi dưỡng sáng tạo trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Sỹ Đăng, Phó Vụ trưởng – Vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ, việc đề xuất những vấn đề nhằm huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là cần thiết. Tuy nhiên những đề xuất nên lưu ý những từ ngữ để không giới hạn hoặc bó hẹp đối tượng nhà khoa học, chuyên gia công – viên chức hoặc đang công tác, để có thể mở rộng thu hút các nguồn lực, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và nước ngoài…

Kết luận buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ ghi nhận và tiếp thu những ý kiến tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia tọa đàm để tiếp tục xây dựng hoàn thiện bản dự thảo báo cáo.

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động