Thứ bảy 20/04/2024 02:13

Hoà giải viên 17 năm kinh nghiệm chia sẻ về "nghề"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một quán karaoke thường xuyên mở quá giờ quy định, hàng xóm xung quanh rất bức xúc nhưng nhờ người này mà chủ quán đã hiểu và thực hiện đúng theo quy định.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Sơn, SN 1963, thành viên tổ hòa giải thôn Rô, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, bà tham gia công tác hòa giải được 17 năm nay. Từ năm 2004 – 2020, bà làm tổ trưởng tổ hòa giải và từ đầu năm 2020 đến nay bà là thành viên tổ hòa giải do thay đổi cơ cấu.

Hoà giải viên 17 năm kinh nghiệm chia sẻ về
Quán karaoke mở quá giờ quy định gây bức xúc cho hàng xóm (ảnh minh họa).

Thời gian đầu tham gia công tác hòa giải, bà gặp nhiều bỡ ngỡ nên cũng phải tìm hiểu pháp luật về luật hôn nhân gia đình, luật đất đai, các thông tin về mâu thuẫn trong gia đình và cách hòa giải để mình có hướng để giải quyết. Trong quá trình tham gia, bà phải biết được mọi người trong thôn xóm để nắm bắt được ngyện vọng, mong muốn của nhân dân.

Bà Sơn cho biết thêm, người làm công tác hòa giải phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải gần gũi, trao đổi, hỏi thăm, động viên tinh thần, lấy ý kiến của cá nhân giải quyết, nêu rõ ý nguyện của người ta, nắm bắt được để có hướng giải quyết. Đồng thời cũng được gia đình ủng hộ, nếu người dân liên lạc thì giờ nào cũng có mặt.

“Làm công tác hòa giải không kể sớm, tối mà người dân nhờ lúc nào cũng phải có mặt, có nhiều vụ việc phức tạp nên hòa giải viên phải đi đến 12g đêm, 1g sáng là bình thường. Nhiều khi phải gặp 3-4 lần để động viên hai bên gia đình hòa hợp, rồi mâu thuẫn đòi ly hôn,... Người làm hòa giải phải hết sức kiên trì, hết lòng vì công việc”, bà Sơn chia sẻ.

Theo bà Sơn, ở khu vực thôn bà có một quán karaoke thường xuyên cho khách hát đến đêm, nhiều gia đình xung quanh rất bức xúc vì hát quá giờ, trẻ con và người già rất khó ngủ. Mỗi lần hát quá giờ là người dân lại thường xuyên điện thoại cho bà để đến giải quyết. Mỗi lần như vậy, bà lại sang quán karaoke để vận động, thuyết phục họ đóng cửa đúng giờ, không hát quá muộn để người dân xung quanh được nghỉ ngơi. Trải qua vài lần sang vận động, tuyên truyền thì chủ quán karaoke đã hiểu và thực hiện đúng theo quy định.

Chia sẻ về câu chuyện hòa giải, bà Sơn nhớ nhất về câu chuyện mâu thuẫn trong gia đình trên địa bàn. Có một anh chồng này, có vợ con ở nhà nhưng vẫn cặp bồ bên ngoài. Mỗi khi về nhà anh lại lấy cớ đánh đập vợ, đuổi vợ ra ngoài, khóa cổng không cho vào nhà.

Hoà giải viên 17 năm kinh nghiệm chia sẻ về
Bà Sơn cho rằng, để làm tốt công tác hòa giải ở địa phường thì người làm cần làm việc có trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ, bất chấp thời gian và luôn đi hòa giải nếu nhân dân cần.

Ngoài là thành viên tổ hòa giải thì bà Sơn vẫn kiêm thêm công tác bên hội phụ nữ. Khi nắm bắt được thông tin đó, bà Sơn đã đến gặp gỡ hai vợ chồng. Lúc này, người chồng không hợp tác và vác dao đuổi mọi người. Tuy nhiên, tổ công tác vẫn kiên trì thuyết phục, giải thích về luật hôn nhân gia đình và việc vác dao đuổi mọi người, đe dọa sẽ báo công an.

“Chúng tôi chỉ làm công tác hòa giải, nếu anh gây mất trật tự an ninh thì chúng tôi sẽ báo chính quyền, công an. Cái này sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”, bà Sơn kể lại lúc nói chuyện với người chồng kia.

Nghe phân tích, người chồng này đã mời tổ công tác vào nhà, mọi người đã khuyên người vợ, khi người chồng nóng nảy thì người vợ phải êm dịu, lánh xa chồng ra, tìm địa chỉ tin cậy tạm lánh.

Sau thời gian thuyết phục vợ thì đến thuyết phục chồng, chia sẻ với anh chồng về cách hành xử của anh với vợ, hai vợ chồng phải hòa hợp để con gái noi theo và chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành.

“Thời gian đầu, người chồng có nghe theo nhưng một thời gian sau lại như cũ nên người vợ phải đưa các con đi tạm lánh. Hơn 1 năm sau khi tạm lánh, người vợ đã đưa các con quay về khi chồng bị bệnh rồi mất sau đó”, bà Sơn thông tin.

Bà Sơn cho rằng, mỗi lần hòa giải thành, thấy những gia đình vui vẻ, hạnh phúc và hàng xóm láng giềng đoàn kết là mình cảm thấy vui, công việc vất vả của tổ hòa giải được ghi nhận bằng sự đoàn kết trong khu dân cư. Chính những câu cảm ơn khi gặp ngoài đường, họ cảm ơn về sự nhiệt tình của tổ hòa giải khiến các thành viên như được tiếp thêm động lực để tổ tiếp tục giúp nhân dân, không ngại khó, ngại khổ, ngại gian nan, bất chấp thời gian, giờ giấc đến các gia đình để mang lại niềm vui, đoàn kết cho các gia đình.

Phân tích về đất Phân tích về đất "giọt gianh", hoá giải bức xúc của hai hộ

Hai nhà hàng xóm hòa thuận với nhau nhiều thế hệ và khi gia đình hàng xóm xây nhà thì bắt đầu phát sinh tranh ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động