Thứ tư 24/04/2024 11:30

Hà Nội: Nhiều giải pháp phòng, chống thiên tai

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua, TP đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Nhiều tuyến đê trên địa bàn TP Hà Nội đã được nâng cấp, cải tạo
Nhiều tuyến đê trên địa bàn TP Hà Nội đã được nâng cấp, cải tạo

Trang bị những kỹ năng cơ bản

Cụ thể, TP đã tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về thiên tai, biến đổi khí hậu; dành nhiều nguồn lực đầu tư gia cố kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Người dân Thủ đô được trang bị những kỹ năng cơ bản để phòng, tránh một số hình thái thời tiết bất thường, nguy hiểm, nên hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai được nâng lên rõ rệt. Thực tế công tác phòng, chống thiên tai tại Hà Nội đang tồn tại một số bất cập, như nguy cơ lũ lụt giảm, nhưng lại gia tăng úng ngập mỗi khi xảy ra mưa lớn ở một số địa phương; nhiều trạm bơm dọc sông Hồng không thể lấy nước vụ xuân dù khối lượng nước xả đã tăng gấp đôi.

Hà Nội có số lượng công trình thủy lợi, mạng lưới tiêu thoát nước đô thị thuộc nhóm lớn nhất quốc gia nhưng những năm gần đây người dân các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức vẫn phải hứng chịu và tiếp tục đối mặt nguy cơ ngập lụt khi xảy ra các trận mưa lớn, kéo dài. Hà Nội là địa phương có hệ thống đê sông lớn nhất miền Bắc nhưng cũng chỉ đáp ứng yêu cầu chống lũ theo thiết kế, khó trụ vững khi các hồ đập trên thượng nguồn xảy ra sự cố... Cùng với đó, đất nông nghiệp thuộc địa bàn các huyện, thị xã: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây... có nguy cơ thiếu nước sản xuất vụ xuân nếu hồ thủy điện không điều tiết, bổ sung kịp thời nguồn nước cho sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống...

Hà Nội đã thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến pháp luật đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai. Nhưng thực tế, nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng xâm hại công trình thủy lợi, hệ thống đê điều gây cản trở dòng chảy. Một số đơn vị, địa phương chưa xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể, sát thực tế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai, qua đó giảm tổn thất, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thời gian tới, TP Hà Nội đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và những chương trình hành động thiết thực, giải pháp cụ thể.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê

Ngày 17-3-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg, phê duyệt, “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Cùng với đó, ngày 17-3-2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 05-CTr/TU, về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, TP đặt mục tiêu: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê tương ứng với mực nước lũ thiết kế trên các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy... bảo đảm thoát nước khu vực nội thành nhanh về các nguồn tiêu với trận mưa có cường độ dưới 100mm/2 giờ (đối với hệ thống cống) và dưới 310mm/2 ngày (đối với toàn bộ hệ thống); triển khai chống úng thắng lợi cho khu vực ngoại thành khi có mưa dưới 300mm/3 ngày vào giữa vụ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi ở mức thiết kế.

TP Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy. Bố trí kinh phí, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm bơm: Phù Sa, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Đông Mỹ, Yên Thái, Cụm công trình đầu mối Liên Mạc... để thích ứng mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp, hỗ trợ tiêu úng cho khu vực nội thành, giảm thời gian ngập lụt cho vùng thấp trũng khu vực ngoại thành; nạo vét các sông nội địa, như sông Nhuệ, sông Đáy, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích để tăng khả năng dẫn và tiêu nước khi vận hành các trạm bơm.

Tiếp tục củng cố, nâng cấp các tuyến đê sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Tích, Bùi, Mỹ Hà, giúp chống lũ ở mức cao hơn, đáp ứng nhu cầu giao thông phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương hoàn thành 166 dự án nâng cao năng lực hệ thống chống lũ và úng ngập tại TP. Biến đổi khí hậu đã khiến sông Hồng có tổng lượng nước 118 tỷ mét khối/năm, nhưng 70% tập trung vào mùa lũ trong khi mùa khô hạn thì lại thiếu. Và chỉ một trận lũ lớn đầu thế kỷ XXI đã khiến các sông: Đáy, Tích, Bùi phải “cõng” tới 40 tỷ mét khối nước, vượt gấp nhiều lần năng lực hiện có của các dòng sông. Chúng ta không thể chống lại sức mạnh của tự nhiên mà chỉ có thể ứng xử hài hòa và tôn trọng quy luật tự nhiên.

Do vậy, ngoài nâng cao năng lực công trình phòng, chống thiên tai, Hà Nội sẽ quan tâm nhiều hơn các giải pháp phi công trình, như hợp tác chặt chẽ với cơ quan khí tượng thủy văn và cơ quan truyền thông để kịp thời cung cấp các bản tin dự báo, truyền tải thông tin cảnh báo thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân; tiếp tục thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến năm 2025 và các năm tiếp theo.

Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ý nghĩa và nhân văn với mô hình “Con nuôi Công đoàn”  vừa được Công an quận Tây Hồ triển khai

Ý nghĩa và nhân văn với mô hình “Con nuôi Công đoàn” vừa được Công an quận Tây Hồ triển khai

Thông tin từ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, ngày 23/4, Công đoàn Công an quận Tây Hồ đã tổ chức lễ ký cam kết và trao tặng kinh phí Chương trình an sinh, phúc lợi đoàn viên “Con nuôi Công đoàn” cho 2 cháu là con của đoàn viên Công đoàn Công an quận.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 giới thiệu ẩm thực 36 phố phường

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 giới thiệu ẩm thực 36 phố phường

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024.
Công khai tổng đài tiếp nhận phản ánh trật tự an toàn giao thông các tuyến cao tốc

Công khai tổng đài tiếp nhận phản ánh trật tự an toàn giao thông các tuyến cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sẽ triển khai tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên các tuyến cao tốc.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng trị giá gần 10.000 tỷ đồng nối liền 2 huyện Đan Phượng và Mê Linh sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 10/2024.
Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Từ ngày 2/5, bộ phận Một cửa của UBND quận Long Biên và huyện Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 từ ngày 27/4 đến 1/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5/2024.
Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Với những thành tích xuất sắc trong học tập, em Đinh Cao Sơn - sinh viên ngành Sư phạm Hoá học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã vinh dự trở thành một trong những gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Trước đó, Sơn cũng được bầu chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023, được trao Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2023.
Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có hoàn thành vượt chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,...
Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Sự việc Trường tiểu học và Trung học cơ sở Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, Thái Bình) tổ chức cho học sinh đi học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đã dấy lên nhiều tranh cãi và nhận phải những ý kiến phê phán từ dư luận.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động