Thứ ba 16/04/2024 14:50

Giá heo hơi 13/8: Tăng giảm trái chiều ở các địa phương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giá heo hơi hôm nay tăng giảm từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg ở các địa phương. Giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá heo hơi 13/8: Tăng giảm trái chiều ở các địa phương
Giá heo hơi tăng giảm trái chi

Thị trường heo hơi khu vực miền Bắc hôm nay tiếp tục chững giá ở nhiều địa phương. Theo đó, Hưng Yên, Thái Bình và TP Hà Nội hiện là ba tỉnh thành có giá dẫn đầu khu vực với mức 70.000 đồng/kg.

Trong khi đó, Hà Nam vẫn duy trì giao dịch với giá 65.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đang thu mua trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay điều chỉnh tăng ở một số địa phương trong khu vực. Theo đó, Lâm Đồng là địa phương duy nhất tăng 3.000 đồng/kg, hiện thu mua heo hơi tại mốc 65.000 đồng/kg, cùng với Ninh Thuận.

Mốc giá cao nhất khu vực hiện là 68.000 đồng/kg, ghi nhận được ở tỉnh Quảng Ngãi.Các tỉnh thành còn lại tiếp tục chững giá trong hôm nay, thu mua heo hơi trong khoảng 58.000 - 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 58.000 - 68.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Nam hôm nay ghi nhận mức tăng - giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Theo đó, TP HCM và Vũng Tàu điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, thu mua chung mức 63.000 đồng/kg, ngang bằng với Kiên Giang và Bến Tre.

Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, Cần Thơ đang giao dịch với giá 64.000 đồng/kg. Đồng Tháp giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 62.000 đồng/kg, cùng với Bình Phước, Bình Dương và Trà Vinh. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Trong thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) liên tục tăng khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Từ cuối năm 2020 đến đầu tháng 4 năm 2022, giá thức ăn ăn nuôi được điều chỉnh tăng liên tiếp 11 lần.

Các doanh nghiệp TACN đều cho biết nguyên nhân tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để sản xuất liên tục tăng trong thời gian qua, nguồn nhập khẩu bị hạn chế, nếu không tăng giá sản phẩm bán ra, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.

Thực tế, TACN trong nước hiện nay lại đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài 80 - 90%, trong đó có những nguồn không thể thay thế được trong nước như lúa mì, đậu tương, và thậm chí là bắp. Đại diện Công ty Chăn nuôi C.P VN cho biết: “Chúng tôi đã từng liên kết với các vùng trồng bắp ở Sơn La, Đắk Lắk… để hỗ trợ thu mua bắp nguyên liệu, tuy nhiên chất lượng bắp sản xuất trong nước lại không đạt tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là kết quả kiểm định còn tồn dư một số độc tố trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy việc dùng nguyên liệu trong nước để thay thế vẫn còn nhiều mặt hạn chế”.

Dự đoán về diễn biến giá cả nguyên liệu TACN trong thời gian tới, một lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: “Chính phủ hiện nay đang nỗ lực kéo giảm vật giá thực phẩm tiêu dùng, trong đó kiểm soát chặt khâu trung gian, phân phối, vận chuyển, đầu cơ…Riêng khâu sản xuất hiện nay có những khó khăn mà không thể giải quyết ngay được, đó chính là giảm chi phí sản xuất, vì TACN phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đối với việc giảm giá xăng dầu, nó chỉ có ý nghĩa tác động tức thời trong khâu phân phối, còn đối với việc nhập khẩu nguyên liệu thì hầu như đều do các đối tác nước ngoài chi phối từ việc cung cấp hàng hóa, nguyên liệu đến phương tiện vận chuyển... Do đó rất khó kéo giảm được giá TACN từ đây đến cuối năm”.

Giá heo hơi 8/8: Giảm rải rác ở một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 9/8: Biến động trái chiều ở cả ba miền
Giá heo hơi 10/8: Tăng giảm trái chiều ở các địa phương
Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động