Thứ sáu 29/03/2024 07:42

Động lực tăng trưởng năm 2022 sẽ do những ngành nào "dẫn đường"?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bước qua năm 2021 với nhiều biến động và ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên bước sang năm 2022 khi kinh tế Việt Nam được dự báo có thể phục hồi ấn tượng với 5 nhóm ngành hàng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho kinh tế.33
Động lực tăng trưởng năm 2022 sẽ do những ngành nào

Tốc độ phục hồi kinh tế đáng kỳ vọng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP quý 4 năm 2021 tăng trưởng dương 5,22%, trong khi quý III âm 6,17%, kéo theo GDP cả năm tăng 2,58% so với năm 2020. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp và lọt Top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế. Riêng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.

Theo các chuyên gia kinh tế thì dự báo mức tăng trưởng GDP 6-6,5% vì Việt Nam có nhiều điểm sáng trong công tác phong chống dịch và khi dụng Nghị quyết 128/NQ-CP sẽ đi vào cuộc sống xã hội một cách nhuần nhuyễn và sát thực tế hơn, tiếp tục cởi trói tinh thần cho doanh nghiệp.

Vậy nên trong năm 2022 thì những nhóm ngành hàng sau được dự đoán là sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế năm 2022?

Đầu tiên phải kể đến nhóm vật liệu, xây dựng, do năm nay dự báo sẽ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo phát triển kỹ thuật số, do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ có xu hướng phát triển.

Đứng thứ hai là nhóm ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn như điện tử, dệt may, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, cao su, sắt thép, lương thực... Sau dịch bệnh các chuỗi cung ứng bắt đầu phục hồi trở lại nên nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng, nhu cầu nhập khẩu tăng trở lại sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Tiếp theo các nhóm ngành về đồ uống, bán lẻ, hàng không... sau khi các biện phát phòng chống dịch được nới lỏng trong cuộc sống bình thường mới trở lại thì nhu cầu trong nước tăng đây là tiền đề để ngành hàng này phát triển

Sau làn sóng dịch bệnh, thói quen mua sắm online đã trở thành xu hướng vì vậy đứng thứ 4 trong các nhóm ngành dẫn đầu chính là nhóm thương mại điện tử và logistics, do người dân thay đổi thói quen tiêu dùng, đẩy mạnh mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.

Năm là nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỉ trọng 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt và may mặc, giày dép các loại.

Với thành quả của năm 2021, các nhóm hàng trên sẽ làm tiền đề tin rằng năm 2022 Việt Nam sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc sau đại dịch.

Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động