Thứ sáu 26/04/2024 04:50

Còn 456 kiến nghị của cử tri chưa rõ lộ trình giải quyết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Thông qua 2.073 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2, 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố đã tổng hợp được 3.320 kiến nghị của cử tri gửi tới QH.

Sáng 13-6, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đã trình bày báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2. Theo đó, thông qua 2.073 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2, 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố đã tổng hợp được 3.320 kiến nghị của cử tri gửi tới QH.

Trong đó, có 168 kiến nghị (5,1%) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan của QH, 3.119 kiến nghị (94%) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, 13 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và 20 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức chính trị - xã hội.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, hoạt động lập pháp của Quốc hội đã có nhiều đổi mới theo hướng tăng cường tính tranh luận; chú trọng kỹ thuật lập pháp; ý kiến cử tri đóng góp trực tiếp vào một số dự án luật đã được tiếp thu, như: về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; về danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh liên quan đến mặt hàng pháo nổ; về Tội vi phạm quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp; đã ban hành văn bản hướng dẫn để đại biểu Quốc hội có sáng kiến pháp luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến như Luật Hành chính công...

Nguyễn Thanh Hải

Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo giải quyết kiến nghị của cử tri

Quốc hội đã lựa chọn các chuyên đề giám sát năm 2017 là những vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm và đã kiến nghị qua nhiều kỳ họp... Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn cũng có nhiều đổi mới từ lựa chọn nội dung chất vấn, tranh luận trong chất vấn đến việc tăng thời lượng chất vấn từ 2,5 ngày lên 03 ngày, tăng số lượng các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn thông qua các phiên chất vấn.

Đối với Chính phủ, đến nay, đã có 539 kiến nghị (chiếm 17,3%) được giải quyết xong. Tiếp thu kiến nghị cử tri, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành đã triển khai 6.586 cuộc thanh tra hành chính và 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đã phát hiện vi phạm về quản lý kinh tế với số tiền 59.403 tỷ đồng, 4.000 ha đất; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5.403 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.763 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 90 vụ việc, 138 đối tượng...

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 456 kiến nghị (chiếm 14,6%) đang được xem xét, giải quyết thuộc thẩm quyền của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường.

Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã giải trình, cung cấp cho cử tri một số thông tin về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán; về công tác kiểm tra hoạt động của các cơ quan tư pháp để giảm thiểu tình trạng oan sai; quy định của pháp luật liên quan đến chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp của một số chức danh thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện; về biên chế của ngành, Tòa án, Kiểm sát; việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; việc xử lý một số vụ án cụ thể.

Kết quả giám sát cũng chỉ rõ: các bộ, ngành còn quá chú trọng tới việc trả lời các kiến nghị (để tránh tồn đọng) mà chưa quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết, hoặc xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm kiến nghị. Điều này dẫn đến số lượng kiến nghị được trả lời là rất lớn nhưng chất lượng của việc giải quyết kiến nghị còn chưa cao, cá biệt có nội dung trả lời còn chưa rõ, chưa đúng, chưa đầy đủ với câu hỏi mà cử tri nêu.

P.Thảo / Pl&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động