Thứ tư 24/04/2024 17:28

Cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều nhà khoa học thống nhất việc không thể kiểm soát dịch COVID-19 một cách tuyệt đối, vì vậy chúng ta thống nhất, cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh; cần có biện pháp, bước đi phù hợp để “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh.
Cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh
Thực hiện việc cách ly, giãn cách xã hội nhanh nhất có thể, ở phạm vi nhỏ nhất có thể với các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.

Đó là nội dung Thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9-2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khoa học, sâu sắc, tâm huyết, thực tiễn, trách nhiệm với công cuộc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cảm ơn, ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương những đóng góp, cống hiến to lớn của các nhà khoa học, các chuyên gia trong ngành y tế đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong gần 2 năm qua.

Tại cuộc họp, các nhà khoa học đã có nhiều góp ý rất xác đáng về công tác phòng, chống dịch. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó:

1- Thực hiện việc cách ly, giãn cách xã hội nhanh nhất có thể, ở phạm vi nhỏ nhất có thể với các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.

2- Xét nghiệm thần tốc, phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus ở các vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; xét nghiệm chủ động đáp ứng điều tra dịch tễ tại các vùng có nguy cơ (vùng vàng), vùng bình thường mới (vùng xanh) để phát hiện F0 nhanh nhất, kịp thời phân loại, cách ly, theo dõi, điều trị phù hợp, hiệu quả (thực hiện theo Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021 của Bộ Y tế).

3- Điều trị tích cực, kịp thời, từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất.

4- Thực hiện chiến lược vaccine căn cơ, an toàn, hiệu quả, phải bảo đảm yêu cầu khoa học trong bối cảnh khan hiếm vaccine (ưu tiên người 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, người tiếp xúc nhiều...).

5- Ý thức người dân về phòng, chống dịch là hết sức quan trọng; phải tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, nhất là trong việc chủ động, tự giác thực hiện, chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch; phòng dịch là cơ bản, lâu dài, là quyết định; phòng dịch tốt thì không phải chống dịch).

6- Phải bảo đảm an sinh xã hội kịp thời, đúng đối tượng.

Nhiều nhà khoa học thống nhất việc không thể kiểm soát dịch một cách tuyệt đối, vì vậy chúng ta thống nhất, cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh; cần có biện pháp, bước đi phù hợp để “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh. Bộ Y tế cần tiếp thu các ý kiến và khẩn trương nghiên cứu, xác định rõ các tiêu chí thế nào là thích ứng an toàn, linh hoạt, thích ứng an toàn có kiểm soát; tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, góp ý kiến, phản biện về công tác phòng, chống dịch; trước mắt, có ý kiến về dự thảo của Bộ Y tế về nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn linh hoạt với dịch bệnh, lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các địa phương, gửi lại Bộ Y tế để hoàn chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với diễn biến tình hình.

Bộ Y tế kịp thời đề xuất thực hiện việc động viên, khen thưởng các nhà khoa học, các chuyên gia, đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên có thành tích trong công tác phòng, chống dịch; đồng thời khẩn trương chủ trì, cùng các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các nhà khoa học, các chuyên gia, đội ngũ cán bộ y tế.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Để tránh phải nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn, nhiều chủ xe đã chọn cách bỏ lại phương tiện. Tuy nhiên, hành vi trên là việc làm sai lầm. Bởi lẽ, dù người vi phạm bỏ phương tiện bị tạm giữ lại, thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực.
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động