Thứ năm 25/04/2024 20:16

Bất chấp dịch bệnh xuất khẩu tôm tăng 4% so với cùng kỳ năm trước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dịch bệnh năm 2021 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất và các biện pháp hạn chế dịch đã ảnh hưởng lớn đến ngành xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm trước...
Bất chấp dịch bệnh xuất khẩu tôm tăng 4% so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu tôm vượt dịch thành công

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 12 tăng 10% đạt khoảng 325 triệu USD, theo đó tính đến hết năm, xuất khẩu tôm đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4%.

Hiện tại các thị trường chính nhập khẩu tôm của Việt Nam là: Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Cả nước hiện có 416 cơ sở chế biến tôm được công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong năm 2021 Việt Nam có 53 lô hàng tôm bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo. Riêng tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm có 8 lô; dịch bệnh 13 lô; ghi nhãn 1 lô; cảnh báo về các chỉ tiêu phosphate 25 lô; vi sinh 5 lô; kim loại nặng 1 lô. Đối với thị trường Trung Quốc, gần đây đã đưa ra cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với IHHNV, WSSV.

Đối mặt với nhiều thử thách khó khăn nhưng bằng sự khôn khéo, tìm hiểu kỹ thị trường có những bước đi khôn ngoan mà xuất khẩu tôm cả năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng dương. Đây là nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp và chính sách chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, giúp cho sản xuất, xuất khẩu tôm nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021.

Một trong những thị trường tiêm năng nhất trong năm 2021 của tôm Việt Nam là Mỹ. Năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020.

Năm 2021, thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng lên 13% từ 11% năm 2020. Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với Covid-19. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài đến quý đầu năm 2022.

EU cũng là 1 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận sự hoạt động tích cực trong năm 2021. Theo đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt hơn 613 triệu USD, tăng 19% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tôm sang 3 thị trường chính là Hà Lan, Đức, Bỉ tăng lần lượt 11%, 25% và 19%.

Theo VASEP, sau một năm Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tăng trưởng khá.

Tuy nhiên, ở hai thị trường quen thuộc là Trung Quốc và Nhật Bản trong năm 2021 xuất khẩu tôm lại giảm. Cụ thể, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021 đạt hơn 412 triệu USD, giảm 22%. Nguyên nhân do Trung Quốc này áp dụng chính sách “zero Covid” và kiểm tra khắt khe tại cảng để phòng dịch Covid.

Tại thị trường Nhật, xuất khẩu tôm đạt 578 triệu USD, giảm 6% so với năm 2020. Tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại do Covid-19 làm giảm nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản vẫn phải chịu quy định kiểm tra 100% nên xuất khẩu tôm sang nước này năm 2021 chưa thể bật tăng.

Theo các chuyên gia dự báo, năm 2022 xuất khẩu tôm vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẹ tuy nhiên , phải theo dõi diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu cũng như năng lực các quốc gia là đối thủ cạnh tranh để chủ động và bước đi phù hợp với hoàn cảnh làm sao thúc đẩy nhanh nhất việc phục hồi sản xuất an toàn và tiến tới ổn định, phát triển cho lâu dài.

Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động