Thứ bảy 20/04/2024 19:37

Bảo đảm vững vàng công trình đê điều trong mọi tình huống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, qua công tác kiểm tra trước mùa mưa lũ năm nay, Sở đã xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, tham mưu UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê chi tiết cụ thể, bảo đảm bảo chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy.

Hệ thống công trình đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống lũ, giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy, việc phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2021 của thành phố Hà Nội để bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ là nhiệm vụ cấp thiết.

Theo số liệu, TP Hà Nội có 626,513km đê được phân cấp, trong đó, có 9 tuyến đê (hữu Đà, tả - hữu Hồng, tả Đuống, tả - hữu Cà Lồ, hữu Cầu, đê Vân Cốc) với tổng chiều dài 272,83km đảm nhiệm chống lũ thường xuyên; 5 tuyến đê (tả - hữu Đáy, Ngọc Tảo, La Thạch, Tiên Tân) với tổng chiều dài 126,076km là đê phân lũ; 9 tuyến đê (hữu Đáy, tả Tích, tả - hữu Bùi, Mỹ Hà, Khánh Minh, Vòng Âm, Đô Tân, đê bao hồ quan Sơn - Tuy Lai - Vĩnh An) với tổng chiều dài 160,16km là đê cấp IV.

Ngoài ra, trên địa bàn TP có 41 tuyến đê bao, đê bối, đê chuyên dùng với tổng chiều dài 213,93km chưa được phân cấp và các tuyến đê nội đồng chống úng ngập, kè, cống dưới đê, điếm canh đê, cửa khẩu… Về cơ bản các công trình đê điều ổn định, bảo đảm chống lũ theo thiết kế.

Bảo đảm vững vàng công trình đê điều trong mọi tình huống

Hà Nội bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ. (Ảnh: Khánh Phong - cống Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ)

Tuy nhiên, một số hạng mục công trình bị xuống cấp, hư hỏng, đơn cử các tuyến đê chống lũ thường xuyên, nền đê nhiều đoạn nằm trên vùng có địa chất xấu và có ao, hồ sát đê phía đồng, dòng chảy chính thường áp sát các công trình, bờ sông. Mùa mưa lũ khi mức nước sông lên cao, vẫn thường có các sự cố mạch đùn, mạch sủi và tồn tại các hiểm họa có thể xảy ra. Hay các tuyến đê phân lũ là các tuyến đê khô đã nhiều năm chưa phải thử thách với lũ lên sẽ có nhiều ẩn họa khó lường.

Tuyến đê cấp IV, mỗi khi có mưa lớn trên diện rộng, nhiều đoạn phải tổ chức chống tràn. Ngoài ra, đê tả Tích, tả Bùi, Mỹ Hà còn phải chống đỡ lũ rừng ngang. Các tuyến đê bối, chất lượng xấu, khi có lũ lên cao dễ xảy ra vỡ đột ngột…

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ năm 2021 và kiểm tra, đánh giá và quá trình theo dõi, quản lý cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều, các cơ quan chức năng TP Hà Nội cũng xác định 4 trọng điểm phòng, chống lụt bão (Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0+000 đến K2+000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53+450 đê hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm; cống Cẩm Đình, tương ứng K1+350 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; khu vực đê, kè, cống thuộc địa bàn các xã Tân Hưng, Bắc Phú, tương ứng K22+500 đến K2+000 đê hữu Cầu, huyện Sóc Sơn) và 12 điểm xung yếu.

Trong 4 trọng điểm phòng, chống lụt bão năm 2021, đáng ngại nhất là khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu. Tại đây khu vực đê sát sông, mái kè cũng là mái đê, trong khu vực còn có cống lấy nước Long Tửu là công trình liên tỉnh Hà Nội - Bắc Ninh được xây dựng từ lâu (năm 1962). Đặc biệt, do ảnh hưởng chế độ thủy lực phức tạo, khu vực cửa vào sông Đuống dòng chủ lưu chảy áp sát bờ tả, mái kè cũng là mái đê. Trong khi đó, đáy sông liên tục bị bão xói, xuất hiện nhiều hố xói sâu. Những năm gần đây liên tục xảy ra sự cố đê, kè tại khu vực này, mặc dù 2 bên bờ đã được gia cố kè hộ chân.

Theo nhận định, tình hình thời tiết thủy văn năm 2021 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông lốc, mưa lớn tập trung với cường độ mạnh, trong thời gian ngắn gây ngập úng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân và công trình đê điều.

Vì vậy, việc triển khai bảo vệ công trình đê điều là nhiệm vụ cấp thiết, trong đó phải xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó với lũ lớn, đặc biệt lớn. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ duy tu, bảo dưỡng đê; xử lý dứt điểm các vi phạm đê điều; kiên quyết không để phát sinh các vi phạm đê điều. Đồng thời, chủ động xây dựng và thực hiện các phương án phòng, chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”, nhất là tại các vị trí trọng điểm, xung yếu, các vị trí sạt lở khẩn cấp, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mùa mưa bão.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, qua công tác kiểm tra trước mùa mưa lũ năm nay, Sở NN&PTNT đã xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, tham mưu UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê chi tiết cụ thể, bảo đảm bảo chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy.

Theo đó, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP, Sở NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, các cấp, các ngành tổ chức thực hiện phương án, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2021.

Đối với các trọng điểm, ngoài việc xây dựng phương án bảo vệ, Sở sẽ hoàn thiện phương án toàn tuyến, tổ chức tuần tra canh gác theo quy định, bảo đảm an toàn đê điều theo mức thiết kế, phấn đấu vượt mức thiết kế. Còn đối với những điểm xung yếu, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã xây dựng và phê duyệt. Theo đó, trong mùa lũ cần tăng cường tuần tra, canh gác, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực để sẵn sàng xử lý nếu có tình huống bất lợi xảy ra…

Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Chiều 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Hà Nội: hàng trăm công nhân, người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, hàng trăm công nhân và người lao động được khám sức khỏe và trợ giúp pháp lý miễn phí.
Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt giúp đỡ công dân đi lạc về với gia đình

Công an phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội vừa giúp đỡ một công dân đi lạc về với gia đình. Người thân vui mừng, xúc động cảm ơn các cán bộ chiến sỹ đã vì Nhân dân phục vụ…
Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Từ ngày 2/5, bộ phận Một cửa của UBND quận Long Biên và huyện Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 một số quận

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn TP: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.
Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ phải có trụ sạc cho xe điện

Trạm dừng nghỉ loại 1, loại 2 có diện tích 5.000 - 10.000m2 trở lên phải có trụ sạc, điểm đỗ riêng cho xe điện là quy định mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong Thông tư 09/2024.
Dự báo thời tiết ngày 21/4/2024: Hà Nội đêm nay và chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 21/4/2024: Hà Nội đêm nay và chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 21/4/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm nay và chiều tối mai có lúc có mưa rào và dông; trưa chiều giảm mây trời nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, giải pháp, công nghệ bảo vệ môi trường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND tổ chức Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Những năm gần đây, ngành giáo dục xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc về hành xử không chuẩn mực của giáo viên đối với học sinh như đánh đập, xúc phạm học sinh bằng những ngôn từ "chợ búa".
Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Thành tích “khủng” của 5 học sinh Thủ đô tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Với thành tích nổi bật trong học tập, rèn luyện, đặc biệt là trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 5 đội viên tiêu biểu của Hà Nội sẽ tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V năm 2024.
Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Học phí ngành Báo chí, Truyền thông cao nhất gần 70 triệu đồng

Nhiều trường đào tạo ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước vừa công bố mức học phí năm học 2024-2025 dự kiến dao động từ 14,3 - 66 triệu đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động