Thứ bảy 20/04/2024 15:08
Thực trạng chương trình Nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội:

Bài 3: Thiếu sự đồng bộ giữa dự án và cơ sở hạ tầng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhu cầu có nhà ở là nhu cầu bức thiết của người dân ở các thành phố lớn. Và để lý giải cho việc mặc dù Nhà nước có nhiều cơ chế ưu đãi cho các chủ đầu tư xây dựng NƠXH nhưng vẫn chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp quan tâm đến phân khúc này, hoặc nhiều khu NƠXH đã xây xong nhưng vẫn chưa có dân ở, các chuyên gia cho rằng ở đây phải xem xét ở nhiều khía cạnh, các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Bài 3: Thiếu sự đồng bộ giữa dự án và cơ sở hạ tầng

Khu NƠXH Bambo Garden mở bán đến 20 lần vẫn chưa hết quỹ nhà.

Bàn về việc có những dự án NƠXH có giá thành thấp, đã hoàn thiện tuy nhiên đã mở bán rất nhiều lần nhưng vẫn không hết nhà, đặc biệt có những dự án mở bán đến lần thứ… 20, nhiều chuyên gia cho rằng, đây cũng là điều tất yếu nếu khi lập dự án chính quyền cũng như chủ đầu tư không tính đến các hệ thống hạ tầng kèm theo.

Nhu cầu về nhà ở của người dân tại các thành phố là rất lớn. Việc các Thành phố chủ trương phát triển những quỹ NƠXH là một chủ trương đứng đắn và được người dân mong chờ, hào hứng đón nhận. Sở dĩ có những nghịch lý “chê” nhà, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Cường, Chủ nhiệm CLB Bất động sản Hà Nội quan điểm, ở đây cũng phải xem xét ở nhiều nguyên nhân.

Các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở… là một trong những đối tượng được mua, thuê mua. Nhưng thực tế lớp đối tượng này, có nhiều gia đình đã có nơi ở khác thuận tiện hơn, có vị trí phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của họ. Nên mặc dù được phân, nhưng họ cũng không có nhu cầu sinh sống tại các dự án này dẫn đến nhiều căn hộ đã được định danh nhưng lại không người ở.

Thường các khu NƠXH thiếu người ở, không bán được hay bỏ trống đều là những dự án nằm ở các vị tríkhông thuận tiện, lại thiếu thốn về cơ sở hạ tầng. “Có nhiều dự án chủ đầu tư đã làm xong, nhưng kết nốituyến đường đi lại hạn chế, các tuyến xe bus không có. Nguồn nước sinh hoạt không đủ công suất, nước không đạt tiêu chuẩn, điện cũng chưa có trạm biến áp riêng…Thậm chí có nhiều dự án ngay đến cả việc vận chuyển rác thải cũng có vấn đề. Với những dự án đếnnhu cầu tối thiếu cho người dân sinh sống còn thiếu thốn thì mong gì đến việc người dân tha thiết mua bán…” – ông Cường nói.

Một nguyên nhân nữa, theo quan điểm của ông Cường, với các dự án NƠXH, người dân còn bị hạn chế trong việc mua đi bán lại cũng là một điểm trừ của các dự án NƠXH đối với người dân. Điều này được quy định tại Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014, theo đó bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

“Thực tế với nhiều người, mặc dù đã dành dụm cùng với sự hỗ trợ của các khoản vay ưu đãi để mua một căn hộ, nhưng trong quá trình sinh sống họ phát sinh những vấn đề như ốm đau, bệnh tật… Hoặc họ còn những nhu cầu khác bức thiết hơn bắt buộc họ phải bán căn hộ mình đã được mua, bởi đấy là tài sản có giá trị duy nhất. Tuy nhiên lúc này những quy định của Luật trói buộc khiến họ không thể thực quyền được mua bán. Mặc dù quy định đó là chính sách hoàn toàn hợp lý để các căn hộ của dự án NƠXH đến được đúngđối tượng, nhưng nó cũng là rào cản để người dân đắn đo khi quyết định mua một căn hộ ở diện này” – ông Cường phân tích.

Mặc dù theo Điều 7 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CPđều quy định NƠXH là chung cư thiết kế, xây dựng căn hộ khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu 25 m2, tối đa 70 m2, phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thế nhưng nhiều người dân vẫn e ngại, họ cho rằng các khu NƠXH, tái định cư do xây bằng vốn ngân sách hoặc bị khống chế biên độ lãi suất nên chất lượng công trình thường không đảm bảo. Thực tế cũng cho thấy có chuyện này xảy ra ở nhiều nơi, nhiều dự án xây dựng bằng vốn ngân sách bị thấm dột, thiếu thốn các tiện ích như khu vui chơi cho trẻ em, phương tiện PCCC chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc quá tải thang máy, thậm chí có nhiều dự án còn không có thang máy…

“Việc thiếu sự đồng bộ giữa dự án của chủ đầu tư và các cơ sở hạ tầng đầu tư công khiến các dự án xây lên rồi bỏ trống. Đây là tình trạng rất đáng tiếc bởi ngoài việc gây lãng phí cho nhà nước, thiệt hại cho chủ đầu tư, ngoài ra nó còn hạn chế việc tiếp cận nhà ở của người dân có nhu cầu…” – ông Cường nói.

Ngoài ra, việc thiếu các nguồn vốn cho vay ưu đãi với người mua nhà cũng là một nguyên nhân. Kể từ khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, thị trường NƠXH đã chững lại cả về nguồn cung lẫn cầu do một thời gian dài không có gói tín dụng thay thế. Hiện tại, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai gói vay ưu đãi cho NƠXH, nhưng mức vốn thấp hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn của người dân.

(Còn nữa)

Bài 2: Người thiếu nhà và nhà có nhưng không ai mua
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động